Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt thường xuất hiện khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu buốt, tiểu rắt như: do virut, vi khuẩn, nấm, cũng có thể là do hạch, nhiễm khuẩn Chalamydia, Trichomonas. Đoạn trước niệu đạo có thể có tụ cầu khuẩn, vi khuẩn Enterococcus, các loại vi khuẩn bạch hầu, cũng có thể có vi khuẩn Gram âm tính, song trong điều kiện bình thường sẽ không gây nhiễm trùng đường tiểu, nhưng nếu chúng di chuyển vào bàng quang hay bể thận thì có khả năng sẽ gây nhiễm trùng.
Các nguy hiểm rình rập
Người mắc tiểu buốt tiểu rắt nếu không chữa trị đúng sẽ gây nên các bệnh hoặc là triệu chứng biểu hiện của các bệnh:
Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ bằng hạt đậu nằm bên dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo và có chức năng liên quan mật thiết đến sức khoẻ sinh lý nam giới .
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh rất xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng.
Viêm tuyến tiền liệt khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng tiểu lắt nhắt nhiều lần, đau buốt khi tiểu hoặc đau ran cả vùng bụng dưới. Một dấu hiện nữa cảnh báo viêm tuyến tiền liệt là: đau lưng, đau háng, nhức nhối dương vật, tinh hoàn và xuất tinh sớm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt là viêm niệu đạo, bang quang, thiếu nước, đặt ống thông hoặc nhiễm virus HIV.
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là một vấn đề thường gặp phải ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Sự phì đại tuyến tiền liệt gây sự chèn ép lên niệu đạo – chính là nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt ở nam giới. Điều này lâu dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận, bàng quang khi hoạt động đi tiểu bị ảnh hưởng.
Một dấu hiệu thường gặp của phì đại tuyến tiền liệt là nước tiểu thải ra nhỏ giọt, tiểu lắt nhắt, buốt khi tiểu. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh là do tuổi cao, lão hóa, tiền sử gia đình …
Bí tiểu
Bí tiểu cấp tính là hiện tượng bàng quang căng đầy, có cảm giác tức bụng, mót tiểu nhưng người bệnh cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu thường là do u tuyến tiền liệt chèn ép, sỏi niệu đạo, chấn thương cột sống…
Bí tiểu thường gặp ở nam giới 50-60 tuổi. Có 2 dạng bí tiểu là dạng cấp tính và mạn tính. Cả 2 dạng đều có triệu chứng chung là khi tiểu đều cảm thấy đau buốt. Cần kiểm tra lại toàn bộ chức năng hệ tiết niệu và sinh dục để biết nguyên nhân là gì.
Bí tiểu lâu ngày sẽ dẫn tới căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Khi đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm bàng quang
Là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau, mót tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh có thể lan đến thận, gây viêm thận và đường tiết niệu. Người bệnh tiểu buốt như cảm giác bị bỏng mỗi khi đi tiểu, kèm theo đau sau xương mu. Tiểu rắt, nhiều khi mỗi lần đi tiểu, chỉ ra vài giọt nước tiểu hoặc rất ít nước tiểu.
Viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.
Biện pháp ngăn ngừa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu cấp như sau:
Sinh hoạt điều độ : Những người có thói quen sinh hoạt thất thường như thức quá khuya sẽ làm tăng lượng axit trong cơ thể làm cho virut dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Nên tập dần thói quen sinh hoạt điều độ, từ đó duy trì độ kiềm ổn định, ngăn ngừa virut vào cơ thể.
Duy trì tâm trạng tốt , không nên có áp lực quá lớn vì áp lực lớn sẽ làm tích tụ các chất axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều chỉnh tâm trạng và áp lực hợp lý sẽ duy trì được độ kiềm nhẹ, tránh được chứng tiểu nhiều lần.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ tránh được việc cơ thể phải hấp thụ lượng axit quá lớn. Cân bằng độ kiềm trong thức ăn sẽ rất có ích cho việc ngăn ngừa chứng tiểu nhiều lần. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể nhanh chóng đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì độ kiềm ổn định, tốt cho sức khỏe, giảm áp lực lên thận.
Thường xuyên vận động ngoài trời . Vận động ngoài trời sẽ ra nhiều mồ hôi, giúp cho việc đào thải các chất dư thừa, hít thở không khí trong lành sẽ giảm khả năng phát bệnh, tốt cho sức khỏe.
Không ăn các đồ ăn bị nhiễm hóa chất độc hại như: nước nhiễm hóa chất, thực phẩm có chất bảo vệ thực vật…., nên ăn thực phẩm giàu chất hữu cơ thực vật.
Tránh hút thuốc, uống rượu bia . Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu dắt có tác hại rất lớn, do vậy chúng ta phải kịp thời phòng tránh. Nếu bạn đã mắc phải chứng bệnh này thì cũng không cần quá lo lắng, hãy kịp thời đến các bệnh viện uy tín để điều trị.
Nieubao.vn (Tổng hợp)
huong đã bình luận
be nhà em được 7 tháng tuổi đi tieu nhiều lần .mỗi lần bé đi đái nhiều. nhưng ngưng làm 3 lần mới đi hết.như vậy có sao không ạ.?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hương,
Trẻ nhỏ tiểu dắt, tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do nóng trong, sốt cao hoặc bệnh lý hệ thận tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu… Trước mắt chị nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, chú ý chế độ vệ sinh theo dõi 1 vài ngày. Nếu tình trạng kéo dài, chị nên đưa bé đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Ngoài ra, trong trường hợp này chị có thể dùng Niệu Bảo với thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát. Niệu Bảo với thành phần chủ yếu từ thảo dược, hầu hết không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Trường hợp của bé nhà 7 tháng tuổi, chị có thể cho bé dùng Niệu Bảo với liều 1 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong khoảng 1-2 tuần chị nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
My đã bình luận
Cho mình hỏi bị tiểu buốt tiểu rắt ra máu nhiều lần, khám: viêm đường tiểu thì có ảnh hưởng gì tới việc sinh sản sao này không ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị My!
Viêm đường tiết niệu nếu như không điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu mãn tính, viêm đường tiết niệu trên ( thận, niệu quản), làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Ở nữ giới, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác như vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng…, làm tắc vòi trứng gây cản trở thụ tinh thậm chí gây vô sinh hiếm muộn. Vì thế viêm đường tiết niệu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản.
Với trường hợp này chị có thể dùng thêm Niệu Bảo Tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính chị nhé
Cần tư vấn thêm chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 giờ hành chính.
Cảm ơn chị, chúc chị nhiều sức khỏe!