Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Bệnh viêm niệu đạo và cách phòng trị https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-va-cach-phong-tri-1866/ https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-va-cach-phong-tri-1866/#comments Sun, 22 Jun 2014 09:16:55 +0000 https://nieubao.vn/?p=1866 Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị sưng và viêm. Bệnh xảy ra cả ở đối tượng nam và nữ, nguyên nhân gây ra chủ yếu là do vi khuẩn, vi trùng gây nên gây nhiễm trùng đường tiết niệu.Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.

viem nieu dao

Viêm niệu đạo là gì

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo, niệu đạo là một ống nối bàng quang ra bên ngoài cơ thể, nước tiểu và tinh dịch đều đi qua niệu đạo. Bệnh gặp ở cả đối tương nam và nữ, nguyên nhân gây ra chủ yếu do vi khuẩn. Đàn ông đô tuổi 20 – 35 có nhiều bạn tình hoặc tham gia và các hành vi nguy cơ cao là nhóm có nhiều ngiu cơ phát triển bệnh nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng viêm niệu đạo:

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, các loại virus gây ra mụn rộp và các nhiễm trùng khác lây truyền trong quá trình hoạt động cũng gây ra hiện tượng này.
  • Tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, nước hoa, chất diệt tinh trùng trong bao cao su, thuốc mỡ, kem hoặc bọt tránh thai cũng có thể gây kích ứng.
  • Thao tác cơ học của dương vật hoặc chấn thương nhẹ có thể gây viêm niệu đạo, hoặc quá trình thủ dâm, hoạt động tình dục mạnh mẽ gây nên chứng bệnh.
  • Đôi khi xuất tinh cũng có thể gây ra một cảm giác tạm thời tương tự như viêm niệu đạo. Điều này thường tự biến mất trong một thời gian ngắn mà không cần bất kỳ điều trị nào.
  • Viêm niệu đạo mãn tính có thể do vi khuẩn gây ra. Nhưng cũng có thể là do sự thu hẹp của chính bản thân ống niệu đạo.

Dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo

Các dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo:

  • Dị ứng niệu đạo
  • Cửa niệu đạo bị sưng tấy, tiết mủ, dọc niệu đạo bị đau
  • Làm xét nghiệm ba vòng nước tiểu xem trong đó có bao nhiêu hồng cầu, bạch cầu, vòng 1 thường không bình thường.
  • Kiểm tra dịch niệu đạo có đốm nhỏ nhuộm màu hoặc do vi khuẩn gây nên

Điều trị viêm niệu đạo

Việc điều trị viêm niệu đạo cần chú ý những điều dưới đây:

1. Dùng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn mycoplasma và chlamydia (chủ yếu là nhiễm vi sinh vật) thì có khoảng 10%-20% nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Trichomonas cư trú ở âm đạo, nấm Candida albicans, vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi khuẩn Streptococcus… Do đó để điệu trị hiệu quả cần dựa vào tình trạng bệnh của từng người, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị thích hợp.

2. Quá trình trị liệu tương xứng

Khuẩn Mycoplasma và Chlamydia là vi sinh vật ký sinh trong tế bào, thường nhạy cảm với kháng sinh hơn so với các vi khuẩn khác vì vậy thời gian dùng thuốc tương đối dài, thường là khoảng hai tuần. Lưu ý, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng có thể làm vi khuẩn nhờn thuốc và đề kháng với thuốc khi đó dùng thuốc sẽ không còn tác dụng nữa.

3. Tốt nhất nên dùng 1 đơn thuốc duy nhất

Sự tương tác giữa các thuốc khá phức tạp do đó trừ khi biết tác dụng bổ sung cho nhau của các loại thuốc không thì nên sử dụng một loại thuốc để tránh tình trạng các loại thuốc đề kháng với nhau làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng chi phí điều trị.

4. Chú ý đến bạn tình

Do nhiều lý do mà một số người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không muốn để gia đình biết vì vậy đã bỏ qua việc điều trị đối với bạn tình để dẫn tới viêm nhiễm lặp đi lặp lại, hiệu quả điều trị sẽ không cao.

5. Sức đề kháng của cơ thể

Sử dụng thuốc kết hợp với khả năng đề kháng của cơ thể để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn. Nếu trong quá trình điều trị mà uống nhiều rượu và quan hệ tình dục sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Phòng tránh viêm niệu đạo hiệu quả

Lưu ý đồ lót

Nên thường xuyên thay đồ lót hàng ngày, giặt và phơi khô trước khi mặc. Chú ý nên chọn đồ lót thoáng và thoát mồ hôi, hạn chế mặc đồ lót quá chật.

Vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nên tắm rửa thường xuyên, song không khuyến khích tắm trong bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.

Thường xuyên rửa âm hộ và hậu môn. Nên rửa từ âm hộ rồi mới tới hậu môn, không làm ngược lại. Nên sử dụng khăn và chậu rửa chuyên dụng, tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cửa niệu đạo.

Uống đủ nước

nuoc

Nên uống nhiều các loại nước thanh nhiệt như trà hoa cúc, nước chanh,… để tăng khả năng lợi tiểu, tránh việc nước tiểu quá ít, đậm đặc dẫn tới không thể tống xuất các vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.

Chọn dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh phù hợp

Đối với nữ giới nên chọn các sản phẩm vệ sinh có nhãn mác tránh chọn hàng kém chất lượng gây hại cho cơ thể. Thường xuyên thay băng vệ sinh nhằm ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm âm hộ và âm đạo. Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa.

Ngủ đủ giấc và quan hệ tình dục an toàn

Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, không nên thúc khuya, tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tần suất sinh hoạt vợ chồng, mỗi tuần không nên quá 3 lần vì khả năng viêm nhiễm niệu đạo sẽ tăng cao.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-va-cach-phong-tri-1866/feed/ 12
Mắc sỏi đường tiết niệu nên ăn thực phẩm gì? https://nieubao.vn/mac-soi-duong-tiet-nieu-nen-an-thuc-pham-gi-1066/ https://nieubao.vn/mac-soi-duong-tiet-nieu-nen-an-thuc-pham-gi-1066/#comments Wed, 07 May 2014 08:32:28 +0000 https://nieubao.vn/?p=1066 Hỏi:

Tôi là Nguyễn Thị Hoa, hiện đang ở Vũng Tàu. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi bị mắc sỏi đường tiết niệu thì việc ăn uống có phải kiêng khem gì không? Nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào thì tốt?  (nguyenthimaivt@gmail.com)

Trả lời:

Chào bạn!

Sỏi đường tiết niệu là một trong số những căn bệnh gây cho người bệnh triệu chứng tiểu buốt hoặc tiểu rát, trong nước tiểu có kèm theo máu.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu

Nguyên nhân dẫn đến sỏi đường tiết niệu là do sự kết thạch của các chất khoáng có trong nước tiểu. Chúng kết thành thể rắn nhỏ, bám trên các bức tường của thận hoặc bàng quang. Qua một thời gian dài, chúng có kích thước to dần thành những viên sỏi cứng. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, niệu đạo…

Sỏi ở dạng dứng yên thì người bệnh không có cảm giác đau và đôi khi không biết. Tuy nhiên, khi chúng gây tắc nghẽn hoặc di chuyển xuống dưới sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu, gây cảm giác đâu buốt và đi tiểu ra máu.

Những thực phẩm bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu nên và không nên ăn

Bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu nên có chế độ ăn uống khoa học và đúng đắn sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả cho việc điều trị bệnh. Thực phẩm người bệnh nên dùng phụ thuộc vào loại sỏi đang mắc (hay chính là chất khoáng sinh ra sỏi). Ở trên bạn không nói rõ bạn bị sỏi loại gì, nên bạn có thể tham khảo các thông tin cụ thể dưới đây:

  • Nếu bạn bị sỏi phần lớn do axit oxalic tạo thành, thì cần kiêng thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa bò, các chế phẩm đậu, ốc, cua, tôm, rau câu, rau cần) và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè…

Những thực phẩm nên dùng người bị sỏi axit oxalic có thể ăn là: các loại thịt gà, vịt, thịt nạc, cá, trứng, nho…

  • Người bị sỏi phốt pho canxi hoặc axit cacbonic nên ăn đồ chua để nước tiểu có tính axit, làm tan sỏi.
  • Người bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau quả tươi, sữa. Không nên ăn óc, tủy, xương, nội tạng động vật, súp lơ.

Bệnh nhân bị sỏi niệu không nên uống rượu, cà phê. Họ cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy lúp xúp, đi xe đạp ngoài trời theo sức để kích thích việc thải sỏi ra ngoài. Việc phối hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập đúng đắn sẽ giúp thu được kết quả nhanh chóng hơn

Các bài thuốc nam trị sỏi tiết niệu

  1. Đại mạch 90g, sắc lấy nước, cho nước gừng, mật ong vào uống thay trà, chữa sỏi thận, đái buốt.
  2. Lấy một củ tỏi bọc giấy lại nướng chín, phơi sương một đêm, uống với nước sôi để nguội lúc đói bụng, chữa sỏi thận.
  3. Lấy một củ tỏi bọc giấy lại nướng chín, phơi sương một đêm, uống với nước sôi để nguội lúc đói bụng, chữa sỏi thận.
  4. Đậu nành 100g, vỏ quýt 60g cùng nấu cháo đậu, vừng vàng 100g ngâm vào 250ml nước. Lúc bụng đói ăn cháo đậu và uống nước ngâm vừng, chữa sỏi tiết niệu nói chung.

BS. Nguyễn Đại Nam

]]>
https://nieubao.vn/mac-soi-duong-tiet-nieu-nen-an-thuc-pham-gi-1066/feed/ 2