Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Xử trí và phòng tránh bí tiểu sau sinh cho sản phụ https://nieubao.vn/xu-tri-phong-bi-tieu-sau-sinh-747/ https://nieubao.vn/xu-tri-phong-bi-tieu-sau-sinh-747/#comments Fri, 28 Feb 2014 04:46:37 +0000 https://nieubao.vn/xu-tri-phong-bi-tieu-sau-sinh-747/ Sau khi “vượt cạn” các mẹ thường phải đối diện với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, cũng như sức khỏe. Đặc biệt gần nhất sau sinh các mẹ phải đối diện với chứng bí tiểu sau sinh gây khó chịu cho sức khỏe cũng như hạn chế việc chăm sóc con cái.

Bí tiểu sau sinh là chứng bệnh nếu sau khi sinh 8 giờ, bàng quang đã tràn đầy nước tiểu mà lại không thể đi tiểu được gọi là chứng bí tiểu sau sinh. Bệnh không chỉ dẫn đến đau trường bụng dưới mà còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi tử cung sau sinh dẫn đến mất máu nhiều sau sinh.

Các nguyên nhân dẫn đến bí tiểu sau sinh thường gặp là:

– Sau sinh các sản phụ không đi tiểu kịp thời làm cho nước tiểu tích tụ quá nhiều trong bàng quang, bàng quang trướng lên quá mức đến lớp cơ mất khả năng co bóp hoặc làm giảm khả năng cảm nhận của bàng quang, tê liệt thần kinh mà dẫn đến mất phản xạ làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.

– Đa phần khi sinh tầng sinh môn của sản phụ bị rạch hoặc rách gây đau nên khi đi tiểu vết thương bị kích thích làm cho càng đau hơn, dẫn đến hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường tiểu, làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.

– Nguyên nhân thứ 3 là do quá trình sinh nở kéo dài, thời gian thai nhi chèn ép lên bàng quang quá lâu gây ra phù thũng bàng quang và đường tiểu làm cho việc đi tiểu trở ngại dẫn đến bí tiểu.

– Sản phụ mắc chứng thiếu máu hoặc sau khi sinh mất máu quá nhiều hoặc bị biến chứng nghiêm trọng, toàn thân không bài tiết được làm cho sức ép chèn xuống khoang bụng dẫn đến bí tiểu.

– Sản phụ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc sau khi sinh bị nhiễm trùng ống dẫn tiểu làm cho ống dẫn tiều phù nề, sung huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến bí tiểu.

Xử trí bí tiểu cho sản phụ

Khi mắc chứng bí tiểu sau sinh, sản phụ cần tập thói quen đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện sản phụ cần đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ chỉ định cụ thể như: dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Cách phòng ngừa bí tiểu sau sinh

Để phòng ngừa bí tiểu sau sinh cần điều trị dứt điểm nhiễm trùng đường tiểu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là phù nề trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nhiễm trùng hệ tiết niệu nên điều trị triệt để, không để dây dưa kéo dài đến lúc sinh.

Sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu.

Nên uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

Hành tươi chữa bí tiểu sau sinh

Hành là gia vị dùng hàng ngày của nhiều gia đình. Thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra trong hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Tuy vậy hành chứa rất ít calo (50calo/100g hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ.

Bài thuốc chữa bí tiểu sau sinh từ hành tươi như sau:

Cách làm : Củ hành tươi giã nát (khoảng 5-10g), chia thành 2 phần, bọc lại bằng vải, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết), có tác dụng thông tiểu.

Ngoài ra có thể dùng bài thuốc sau: hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.Sản phụ cũng có thể dùng hành trắng cả lá giã nát, thêm mật, đắp lên vùng kín, tiểu tiện sẽ thông.

Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta). Đây cũng là 1 bài thuốc tốt dùng để chữa chứng bí tiểu ở sản phụ.

Ngoài ra, để việc chữa trị chứng bí tiểu đạt được kết quả tốt hơn, các mẹ nên dùng vòi sen nước ấm xịt vào vùng bụng dưới và cửa mình để kích thích cảm giác buồn tiểu. Hoặc hơ “cô bé” trên một chậu nước ấm. Nếu không muốn dùng cách này, sản phụ có thể lấy một chậu nước ấm, sau đó ngồi xổm, ngâm toàn bộ “vòng 3” trong khoảng 10 phút.

Ngoài tác dụng chữa bí tiểu cho sản phụ, hành tươi còn có tác dụng chữa viêm tuyến vú ở phụ nữ, có thể làm theo công thức sau: Hành 20 – 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau. Hành tươi còn có tác dụng chữa động thai ra máu ở sản phụ với cháo gạo nếp nấu hành: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng. Ngoài ra ăn hành tươi còn có tác dụng giải cảm, giải độc tố trong cơ thể, rất tốt cho sản phụ mới sinh.

Ngọc Lan

]]>
https://nieubao.vn/xu-tri-phong-bi-tieu-sau-sinh-747/feed/ 24
Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm? https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/ https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/#comments Wed, 19 Feb 2014 14:23:56 +0000 https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/ Chứng bí tiểu sau sinh ở các bà mẹ là một trong những biến chứng thường gặp. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn đường tiểu; biểu hiện thường gặp đó là mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám.

Tuy bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Theo thống kê có khoảng 13,5% bà mẹ mắc phải bệnh này do đó cần hiểu rõ tình trạng bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực cho người mẹ thoát khỏi những điều khó chịu, có sức khỏe và tinh thần chăm sóc bé yêu được tốt.

Bí tiểu sau sinh là gì?

Các sản phụ bình thường có thể đi tiểu sau sinh 2-4 giờ. Nhưng nếu 1-2 ngày sau sản phụ có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không thể đi được, cảm giác căng tức, khó chịu ở bàng quang. Sau khi tập các bài tập để dễ tiều như ngồi theo tư thế tự nhiên, trườm ấm trên vùng bụng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ nhưng sản phụ không thể tự đi tiểu được. Đó là chứng bí tiểu sau sinh.

Nguyên nhân bí tiểu sau sinh

Trong quá trình chuyển dạ sinh, ngôi thai xuống thấp thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn. Khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang.

Ngoài ra, khi sinh thường các sản phụ thường phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt đó. Vết khâu sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy  cảm với kích thích khi nước tiêu đầy gây bí tiểu.

Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ hơn.

Triệu chứng lâm sàng:

Sau khi sinh khoảng 3-4 giờ trở đi, người mẹ có cảm giác mắc tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ. Nhưng kết quả người mẹ cũng không tự đi tiểu được. Cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu.

Giải pháp điều trị bí tiểu sau sinh

Điều trị bí tiểu sau sinh theo bốn nguyên tắc sau:

  • Tập trung đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu
  • Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Dùng thuốc kháng viêm chống phù nền chèn ép vào cổ bàng quang
  • Cuối cùng là hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang

Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu bằng cách đặt sonde tiểu lưu, tháo kẹp mỗi 4 giờ một lần, khi tháo nước tiểu, người mẹ tự rặn tiểu qua sonde. Kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Thời gian đặt sonde tiểu lưu kéo dài 3 – 4 ngày. Thuốc dùng kháng sinh phổ rộng như cephalexin, doncef, augmentin, dùng bằng đường uống, dùng liên tục trung bình 7 ngày. Thuốc chống phù nề alphachymotrypsin, buscopan…

Thuốc dùng hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 – 5 ngày. Ngoài ra kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.

Cách phòng tránh:

  • Để phòng tránh bí tiểu sau sinh các bà mẹ hãy nên vận đống sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên.
  • Uống đủ nước, không nên nín tiểu, buổi tối nên hạn chế uống nước; vệ sinh âm hộ sạch sẽ.
  • Giữ âm hộ khô ráo, tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đủ.

(St Sức khỏe & Đời sống )

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

]]>
https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/feed/ 4