Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Tổng hợp cách chữa bệnh đái rắt hiệu quả nhất https://nieubao.vn/benh-dai-rat-4395/ https://nieubao.vn/benh-dai-rat-4395/#comments Tue, 09 Jan 2018 04:12:37 +0000 https://nieubao.vn/?p=4395 Bệnh đái rắt tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đem đến cho người mắc bệnh cảm giác bồn chồn, bứt rứt cực kì khó chịu. Vì lý do đó mà người mắc luôn có tâm lý muốn bệnh khỏi thật nhanh và không tái phát trở lại. Sau đây là cách phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn đẩy lùi căn bệnh phiền toái này.

Chữa bệnh đái rắt với bột sắn dây

Dùng củ sắn dây tưoi cạo vỏ, phơi khô rồi sau đó sấy giòn và nghiền nhỏ. Đem hỗn hợp bột này pha vào nước nóng uống hàng ngày, uống bổ sung thêm nhiều nước, sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, khiến cho bệnh đái rắt mau chóng thuyên giảm.

benh-dai-rat
Bột sắn dây thanh mát giúp đẩy lùi những triệu chứng của bệnh đái rắt.

Bí xanh chữa bệnh đái rắt hiệu quả

Bí xanh là thực phẩm có tính mát. Đối với những người đang mắc chứng đái rắt, có thể lấy một miếng bí xanh, gọt bỏ vỏ, giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt hoà chút muối để uống, uống liền như vậy từ  7 đến 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu không quen với vị hăng của bí xanh sống, bạn cũng có thể luộc chín bí ăn kèm uống nước cốt bí để gia tăng công hiệu.

benh-dai-rat-1
Nước cốt bí đao là bài thuốc đơn giản, hiệu quả cho người mắc chứng đái rắt.

Khỏi bệnh đái rắt với rau mồng tơi

Rau mồng tơi là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt. Rau ngọt nhẹ, thanh mát dùng để luộc hoặc nấu canh giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Vì vậy trẻ em bị táo bón, phụ nữ nóng trong đều có thể tăng cường ăn món rau này cho hiệu quả rất tốt.

Đối với bệnh đái dắt, có thể dùng 100g mồng tơi sắc nước uống trong ngày, uống liên tục đến khi bệnh dứt hẳn.

benh-dai-rat-2
Nước sắc từ rau mồng tơi cho hiệu quả khả quan với bệnh đái rắt.

 

 

Chữa đái dắt bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo là vị thuốc quen thuộc chuyên được dùng để chữa các bệnh liên quan đế hệ bài tiết từ xưa đến nay rất công hiệu. Đối với bệnh đái rắt, có nhiều bài thuốc kết hợp kim tiền thảo, xin đơn cử một bài thuốc dễ thực hiện như sau:

  • Kim tiền thảo 30g
  • Xa tiền tử 15g
  • Thanh bì, ô dược, đào nhân 10g mỗi thứ
  • Ngưu tất 12g

Cân đong đầy đủ, sắc lấy nước thuốc để uống mỗi ngày cho đến khi dứt bệnh.

benh-dai-rat-3
Kim tiền thảo là bài thuốc quen thuộc với các bệnh đái rắt, đái ra máu…

Chữa đái rắt nhanh, hiệu quả với Niệu Bảo

Bệnh đái rắt đem tới cảm giác buốt, buồn hoặc đau rát đường niệu đạo rất khó chịu. Vì vậy nhiều người thường sử dụng thuốc kháng sinh vô tội vạ với tâm lý mong mau chóng khỏi bệnh ngay. Nhưng đây không phải cách chữa trị triệt để, thậm chí còn khiến bệnh dễ tái phát trở lại hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Trái lại, những dược liệu thiên nhiên lại giúp chữa đái rắt nhanh chóng không kém gì việc sử dụng thuốc kháng sinh nếu được dùng đúng cách, hơn nữa còn ngăn ngừa việc bệnh tái phát rất hiệu quả. Nắm bắt được bí quyết đó, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã sản xuất thành công sản phẩm Niệu Bảo, với thành phần chính từ các thảo dược thiên nhiên như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa… đi kèm với ImmuneGamma® giúp tăng cường hệ miễn dịch để không những ngay lập tức đẩy lùi chứng đái rắt mà còn giúp ngăn chặn khả năng tái phát của bệnh.

benh-dai-rat-5
Niệu Bảo với các thành phần từ thảo dược giúp trị đái rắt an toàn, hiệu quả nhanh chóng.

Với thành phần là các thảo dược, Niệu Bảo cũng rất an toàn ngay cả đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Quý độc giả có thể nhanh chóng tìm mua Niệu Bảo ngay gần mình TẠI ĐÂY 

]]>
https://nieubao.vn/benh-dai-rat-4395/feed/ 4
Khó tiểu, bí tiểu – Nguyên nhân, cách trị? https://nieubao.vn/kho-tieu-nguyen-nhan-cach-tri-3893/ https://nieubao.vn/kho-tieu-nguyen-nhan-cach-tri-3893/#respond Tue, 07 Feb 2017 02:16:45 +0000 https://nieubao.vn/?p=3893 Tình trạng khó tiểu làm cho người bệnh rất khó chịu, nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang mà không thoát ra ngoài được. Nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tình huống này nhé.

kho tieu

Thế nào gọi là khó tiểu?

Bình thường nước tiểu có từ 250 – 800ml sẽ gây ra kích thích buồn đái, lưu lượng nước tiểu khoảng 20ml/giây. Nhưng ở những người khó tiểu, đái khó có biểu hiện như:

  • Thời gian của một bãi đái kéo dài
  • Đái khó lúc ban đầu, phải cố rặn mới đái được, đến khi đái được nước tiểu thường rất chậm
  • Có khi đái khó toàn bãi, phải ráng sức rất nhiều trong suốt thời gian đái

Cần quan sát xác định xem có phải chờ quá 30 giây mới thấy xuất hiện dòng nước tiểu đầu không, có phải rặn trong suốt thời gian đi tiểu hay không hay chỉ là lúc đầu của bãi đái. Dòng nước tiểu có liên tục hay bị ngắt quãng hay không, sau khi đi tiểu xong có cảm giác dễ chịu vì đái hết không?…

Nguyên nhân gây khó tiểu

Nguyên nhân chung

  • Một trong nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó tiểu là do các tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống.
  • Tình trạng khó tiểu do chấn thương có vỡ xương chậu
  • Sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang
  •  Các bệnh ở vùng bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cúng cổ bàng quang… hoặc do viêm nhiễm lâu ngày.

Nguyên nhân ở nữ giới

Ở nữ giới còn gặp một số nguyên nhân khác như:

Nguyên nhân ở nam giới

Bên cạnh các nguyên nhân chung, ở nam giới bị tiểu khó do một số nguyên nhân như:

  • Sỏi bàng quang hoặc niệu đạo
  • Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt ở người già
  • Chấn thương niệu đạo
  • Chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo

Nếu xuất hiện hiện tượng tiểu khó kéo dài bạn nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám bác sĩ cho bạn làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm, xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh.

Cần làm gì khi gặp tình trạng khó tiểu?

Mọi trường hợp khí tiểu cần phải đưa tới bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Trường hợp khó tiểu kèm theo bị sốt, bị đau hoặc bí tiểu hoàn toàn cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Khi khám bệnh, bác sĩ chú ý tìm xem có phải bệnh nhân bị tắc ống đái hoặc bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo hay không.

Nếu người bệnh bị khó tiểu kèm đau bụng dữ dội thì có thể  do tuyến tiền liệt bị xung huyết và chèn vào ống đái. Ung thư tuyến tiền liệt cũng vậy đều phải cấp tốc dùng biện pháp thông tiểu cho người bệnh.

Nếu người bệnh có cảm giác nóng rát ở ống tiểu và buồn đi tiểu luôn thì ống tiểu (niệu đạo) có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Đôi khi cảm giác này có thể do nguyên nhân hoàn toàn tâm lý (hay gặp ở phụ nữ).

Đối với nam giới, nhưng hiện tượng như đi tiểu nhiều lần kể cả ngày và đêm, tia nước tiểu yếu, muốn đi tiểu nhưng không tiểu ngay được, phải rặn một lúc và rặn thêm lúc cuối để đi hết được đều có thể do nguyên nhân từ tuyến tiền liệt hoặc từ cổ bàng quang.

Tất cả người bệnh bị khó tiểu cần được xét nghiệm chuyên khoa niệu đạo để biết rõ tình trạng niệu đạo và bàng quang (xem có xuất hiện sỏi, u, ung thư…) Riêng đối với phụ nữ chú ý tới các bệnh lý về tử cung, vùng chậu.

Bệnh bí tiểu, khó tiểu cần điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu cứ để tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và gây suy thận. Lúc đó sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Món ăn tốt cho người bị khó tiểu

Khó tiểu do nhiều nguyên nhân gây nên, bên cạnh việc điều trị người bệnh nên dùng một số món ăn có tác dụng bổ mát thông tiểu dưới đây:

1. Lẩu cá lóc (cá quả) rau đắng

Nguyên liệu: Cá lóc, rau đắng, hoa chuối, rau om, hành, ngò gai gia vị vừa đủ nấu canh ăn…

Công dụng:  Món này tác dụng thanh can khai uất lợi thấp nhiệt, chữa tiểu buốt, dắt, tiểu khó.

2. Canh atiso thịt vịt

Nguyên liệu: Bông atiso tươi, thịt vịt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Công dụng: Món này tác dụng thanh thấp nhiệt, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó và mụn nhọt, các chứng liên quan đến thấp nhiệt.

3. Canh cá trắm rau cải

Nguyên liệu: Cải bẹ trắng, thịt cá trắm luộc lấy thịt chao mỡ hành cho thơm, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn…

Công dụng: Món ăn tác dụng kiện tỳ khai uất, thanh thấp nhiệt, trị tiểu khó, đau tức hông sườn, ho đàm do nhiệt uất.

4. Cà bung ốc chuối

Nguyên liệu: Cà tím, lá lốt, thịt ốc nhồi, hành lá, tía tô, thì là, gia vị vừa đủ nấu ăn. Hành hoa, tía tô gia vị kiện tỳ khai vị  thông ứ, giúp ăn ngon…

Công dụng: Tác dụng của món ăn này giúp thanh can khai uất, thông tiểu tiện, trị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.

5. Canh cua rau nhút

Nguyên liệu: Rau nhút, khoai sọ, thịt cua đồng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên…

Công dụng: Món canh ngon bổ, tác dụng thanh thấp nhiệt dưỡng huyết, phòng trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.

6. Canh mướp đắng nhồi thịt

Nguyên liệu: Mướp đắng, thịt ngan băm, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh can, lợi tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó, mụn nhọt.

7.Canh hến nấu chua

Nguyên liệu: Thịt hến, dọc mùng, dứa, đậu bắp, rau ngổ, gia vị vừa đủ nấu ăn…

  • Thịt hến tác dụng dưỡng huyết, mát can giải độc, lợi tiểu…
  • Dứa thanh nhiệt, tiêu thực, lợi tiểu…
  • Cà chua dưỡng âm, thanh nhiệt…
  • Đậu bắp, dọc mùng thanh thấp nhiệt, thông tiểu…

Công dụng: Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu đàm chữa chứng tiểu buốt, tiểu dắt, gan nhiệt.
Lưu ý: Ngoài các món ăn trên người bệnh tăng cường dùng các thực phẩm như rau mã đề, cần tây, củ cải, cải xoong, mướp hương, diếp cá, rau dền, dưa chuột, khèo nèo, núc nác, rau càng cua, rau dền, rau diếp, ý dĩ…; đâu đỏ, đậu xanh, bưởi, na, dưa bở, chanh, sơ ri…; cá trắm, thịt gà trống, ngao, trai… đều là vị có tác dụng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu tiện phòng trị chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó. Bên cạnh đó, hạn chế các món ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng.. thịt chó, thịt dê, thịt chim, các loại thịt cá khô mặn, cà phê, thuốc lá, thuốc lào nên hạn chế…

Bài thuốc dân gian chứa chứng khó tiểu, bí tiểu

Với tình trạng bí tiểu, khó tiểu dân gian có nhiều bài thuốc đơn giản nhưng hiệu nghiệm, bạn đọc có thể tham khảo:

Bài 1: Củ sắn dây

san day

Cách làm: Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

Bài 2: Bầu đất, râu ngô, mã đề

  • Bầu đất 30g
  • Râu ngô 20g
  • Mã đề 20g

Cho tất cả vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.

Bài 3: Búp tre, rau má

  •  Búp tre 20g
  •  Rau má 20g

Hai loại trên để tươi sau đó rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.

Bài 4: Hoa súng

  • Hoa súng 15g
  • Râu ngô 15g
  • Rễ cỏ tranh 10g
  • Rau má 10g
  • Rau diếp cá 10g

Cho tất cả vào ấm đổ 550 ml nước sắc còn 250 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 10 ngày.

Bài 5: Kim tử anh

  • Kim anh tử 1,5kg
  • Đường trắng vừa đủ dùng

Cách làm: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.

Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng

  • Lá bìm bìm tươi 50g
  • Lá mảnh cộng tươi 50g

Cách làm như sau: Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.

Bài 7: Rễ cỏ tranh

  • Rễ cỏ tranh
  • Râu ngô
  • Bông mã đề
  • Củ sả
  • Đậu đen

Cách làm: Cho tất cả vị trên với lượng bằng nhau, rửa sạch phơi khô sau đó cho vào ấm đổ 550 ml nước sắc tới khi còn 250 ml. Chia 2 lần trong ngày, dùng trong 1 tuần.

Bài 8: Bồ công anh

  • Bồ công anh
  • Mã đề
  • Rau má
  • Râu ngô
  • Cam thảo dây
  • Mía dò
  • Rễ cỏ tranh

Lấy lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng  trong 1 tuần.

Bài 9: Mề gà

me ga

Cách làm: Lấy 20 cái kê nội kim (mề gà) lột lấy lớp da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán thành bột mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội.

Người bệnh có thể ăn thêm các loại hoa quả như cam chanh, đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn đồ ăn cay nóng gia vị như ớt, tiêu…

Bài 10: Bí xanh

bi xanh

Có hai cách như sau:

  • Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống
  • Gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước

Dùng trong 10 ngày.

Xem thêm:

Viêm niệu đạo – Những kiến thức hữu ích

Cùng tìm hiểu về viêm đường tiết niệu

]]>
https://nieubao.vn/kho-tieu-nguyen-nhan-cach-tri-3893/feed/ 0
Hành chữa chứng bí tiểu https://nieubao.vn/hanh-chua-chung-bi-tieu-1825/ https://nieubao.vn/hanh-chua-chung-bi-tieu-1825/#respond Tue, 10 Jun 2014 02:51:45 +0000 https://nieubao.vn/?p=1825 Hành được coi là thực phẩm không thể thiếu trong nhiều món ăn. Bạn cũng không ngờ tới công dụng của hành trong việc chữa trị chứng bí tiểu. Hành tươi sao nóng đắp lên rốn là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng nước tiểu ứ đọng trong cơ thể.

hanh

Củ hành tươi sao nóng đắp lên rốn có thể đánh bay tình trạng ứ đọng nước tiểu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ có thai  hoặc sau khi sinh bị bí tiểu, lệch đĩa đệm cột sống…

Cách làm:

Cách 1:

Củ hành tươi một nắm giã nát, chia thành 2 phần, dùng vải bọc lại, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết). Tác dụng mang lại: chữa tiểu khó, bụng dưới trướng đau

Cách 2:

Hành trắng cả lá giã nát, thêm mật, đắp lên ngoại thận (bộ phận sinh dục), tiểu tiện sẽ thông

Cách 3:

Ốc nhồi hoặc ốc vặn 4-5 con, hành sống 3-4 củ, có thêm chút băng phiến càng tốt. Ốc bóc bỏ vỏ, lấy thịt, trộn với hành giã nát, nặn thành hình cái bánh tròn, đặt lên trên rốn, lấy băng cố định lại, sau khi đắp một lúc là đi tiểu được. Khi nào tiểu tiện đã thông thì bỏ thuốc ra.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/hanh-chua-chung-bi-tieu-1825/feed/ 0
Bài thuốc chữa chứng bí tiểu https://nieubao.vn/bai-thuoc-chua-chung-bi-tieu-1811/ https://nieubao.vn/bai-thuoc-chua-chung-bi-tieu-1811/#comments Sun, 08 Jun 2014 08:46:19 +0000 https://nieubao.vn/?p=1811 Bí tiểu hay tiểu khó làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Bí tiểu do nhiều nguyên nhân gây nên như viêm nhiễm đường tiết niệu cấp tính, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản, do phản xạ sau mổ trĩ, phẫu thuật… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bí tiểu khá hiệu quả.

hat-buoi

Hạt bưởi chữa bí tiểu

Bài thuốc 1

Chữa bí tiểu sau khi mổ thắt trĩ

Lấy 40 hạt bưởi đun sôi 15 phút sau đó chắt ra uống nhiều lần trong ngày

Bài thuốc 2

bo cong anh

Bồ công anh

Sử dụng trong trường hợp chữa bí tiểu do viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu

  • Bồ công anh 20g
  • Cây cối xay 20g
  • Rễ cỏ tranh 20g
  • Cỏ nhọ nồi 20g

Sắc uống ngày 1 thang tới khi đi tiểu bình thường

Bài thuốc 3

Chữa bí tiểu sau đẻ, phẫu thuật ổ bụng

  • Tóc rối đốt thành than 10g
  • Bồ kết đốt thành than 10g
  • Hành khô 1 củ giã nát

Trộn hành với 2 thứ bột trên gói vào miếng gạc sạch ấn vào hậu môn.

Bài thuốc 4

mia

Chữa bí tiểu sau đẻ dùng bài thuốc:

  • Mía róc vỏ, cắt khúc 500g
  • Nõn ngó sen 100g

Hai thứ trên ép lấy nước đun nóng uống ngày 2-3 lần.

Món ăn chữa bí tiểu

giaGiá đỗ chữa cải thiện tình trạng bí tiểu

Dưới đây là một số thực phẩm, món ăn hàng ngày có công dụng chữa trị chứng bí tiểu, mọi người cùng tham khảo:

  • Hành tây chế biến thành món ăn hàng ngày, chữa chứng thủy thùng do viêm thận, chất meletin trong hành tây có tác dụng lợi tiểu.
  • Xa tiền tử 15 g, lá cây vầu 9 g, lá sen 1/3 tàu, nấu lấy nước uống thay nước trà
  • Vỏ hạt đỗ xanh nấu lấy nước uống.
  • Giá đỗ xanh 500 g rửa sạch ép lấy nước, hòa với đường trắng uống trị bí tiểu tiện, tiểu tiện bỏng rát, buốt.
  • Vỏ quả đậu ván nấu lấy nước uống ngày 3 lần mỗi lần 1 cốc
  • Lấy mấy nhánh tỏi tươi bóc bỏ võ, rửa sạch, thái mỏng giã ép lấy nước, nhỏ vào đầu dương vật hoặc miệng âm hộ trị tiểu tiện khó khăn hoặc không tiểu tiện được sau khi phẫu thuật. Nếu nhỏ 1 lần không khỏi, có thể nhỏ lần thứ 2 trong ngày.

Nguồn:SKDS

]]>
https://nieubao.vn/bai-thuoc-chua-chung-bi-tieu-1811/feed/ 2
Chứng khó tiểu khi mang thai https://nieubao.vn/chung-kho-tieu-khi-mang-thai-1309/ https://nieubao.vn/chung-kho-tieu-khi-mang-thai-1309/#comments Wed, 09 Apr 2014 06:52:20 +0000 https://nieubao.vn/?p=1309 Phụ nữ có thai đặc biệt là vào những tháng cuối, vẫn ăn và ngủ như bình thường nhưng luôn xuất hiện tình trạng khó tiểu. Tình trạng khó tiểu khi mang thai làm cho bà bầu có cảm giác khó chịu và bất an, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bà bầu.

bi-tieu-ba-baujpg

Nguyên nhân gây nên hiện tượng khó tiểu khi mang thai có thể là do niệu đạo bị chèn ép gây ra hiện tượng bí tiểu. Có nhiều thể khác nhau ở chứng bệnh này, dưới đây là một số thể bệnh khác nhau và một số bài thuốc thích hợp cho từng thể. Bệnh chia làm 2 chứng:

  • Chứng hư: Có 2 thể đó là thể khí hư và thể thận hư
  • Chứng thực: Có 2 thể là thể thấp nhiệt và thể khí trệ

Chứng hư

1. Thể khí hư

Nguyên nhân: Do sức khỏe yếu, khi trung tiêu suy kém và không nâng được thai lên, vì vậy bị nén xuống bàng quang gây nên hiện tượng khó tiểu. Hoặc cũgn có thể khí hư yếu không thấm xuống bàng quang làm cho thủy đạo không thông lợi và gây bí tiểu. Khi đó bà bầu đi tiểu từng giột không thông, hoặc đái ít, bụng căng trướng, đau và có cảm giác hồi hộp… Bà bầu khi này cần uống thuốc để tăng khí và thăng đề

Bài thuốc:

  • Đương quy 8g
  • Bạch thược 8g
  • Nhân sâm 4g
  • Bạch truật 12g
  • Trần bì 6g
  • Thăng ma 4g
  • Thục địa 8g
  • Xuyên khung 4g

Tất cả mang sắc uống mỗi ngày một thang sẽ giúp thông tiểu cho bà bầu

2. Thể thận hư

Nguyên nhân: Thận khí không đầy đủ, không đủ làm ấm dương khí của bàng quang làm công năng khí hóa bị ảnh hưởng gây nên hiện tượng bí tiểu. Bụng dưới đầy trướng, căng đau, chân phù, nằm không được, người mệt mỏi, đại tiện lỏng… Người bệnh cần uống thuốc để làm ấm thận hòa khí giúp thông thủy.

Bài thuốc:

  • Sinh địa 12g
  • Hoài sơn 12g
  • Sơn thù 12g
  • Trạch tả 8g
  • Phục linh 8g
  • Đan bì 8g
  • Quế chi 4g
  • Phụ tử 4g

Chứng thực

1. Thể thấp nhiệt

Nguyên nhân: Do tinh thần lo lắng hoặc uất giận, ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ béo, uất lâu ngày hóa nhiệt làm thấp nhiệt xuống bàng quang gây ra hiện tượng bí tiểu. Triệu chứng là bí tiểu, nước tiểu có màu vàng, tiểu són, bụng căng tức, đứng ngồi không yên, sắc mặt đỏ, đại tiện khó khăn. Trường hợp này cần phải thanh nhiệt, trừ thấp.

Bài thuốc:

  • Hoàng liên 12g
  • Hoàng bá 12g
  • Hoàng cầm 12g
  • Hoạt thạch 12g
  • Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần

2. Thể khí trệ

Nguyên nhân: Do hiện tượng bà bầu ăn quá no hoặc nhịn tiểu lâu dẫn tới khí bị uất trệ gây bí đái. Biểu hiện là bí tiểu, tiểu không thông, căng trướng bụng dưới, cảm giác bứt rứt, không nằm được nhưng vẫn ăn uống bình thường.

Bài thuốc:

  • Trần bì 4g
  • Phục linh 4g
  • Bán hạ 4g
  • Cát cánh 4g
  • Đại phúc bì 4g
  • Tô ngạnh 4g
  • Chỉ xác 4g
  • Bạch truật 4g
  • Chi tử 4g
  • Cam thảo 5g

Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2 lần trong ngày

Lưu ý: Phụ nữ mang thai luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ, không nên để quá no hoặc quá đói. Nên đi lại vận động nhẹ nhàng, không nên uống nhiều nước vào buổi tối.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/chung-kho-tieu-khi-mang-thai-1309/feed/ 6
Tìm hiểu về bệnh bí tiểu https://nieubao.vn/benh-bi-tieu-791/ https://nieubao.vn/benh-bi-tieu-791/#comments Tue, 11 Mar 2014 01:13:15 +0000 https://nieubao.vn/?p=791 Bệnh bí tiểu hay tiểu khó là hiện tượng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là viêm nhiễm, sỏi hệ tiết niệu, suy tim, suy thận… Bệnh gây ra đái buốt, đái rắt và vô niệu. Đây là tình trạng bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt.

benh-bi-tieu

Thế nào là bệnh bí tiểu

Khi đi tiểu, ta coi đây như là 1 động tác theo ý muốn, nó có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp củ bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang., đó được gọi là cơ vòng niệu đạo (bao gồm cơ vòng trong và cơ vòng ngoài).

  • Cơ vòng trong: Cơ vòng nhẵn và chịu sư chi phối của hệ thần kinh thực vật
  • Cơ vòng ngoài: Chịu sự chi phối của não

Khi đó để đi tiểu được cần có điều kiện bàng quang co bóp đủ mạnh và các cơ vòng giãn nở đủ rộng. Niệu đạo thông thương và không có vướng mắc gì. Khi thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến hiện tượng bí tiểu

Yếu tố gây bệnh bí tiểu

Dưới đây là một số yếu tố gây nên chứng bệnh bí tiểu (đái khó):

Bàng quang không co bóp đủ mạnh

Cấu tạo của bàng quang bao gồm có 3 lớp và chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh thực vật hay tự do. Vì vậy hoạt động của nó là hiện tượng phản xạ ngoài ý muốn. Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu, thông thường là 300 – 400 ml sẽ xuất hiện phản xạ muốn đi tiểu.
Trong khi đó đi tiểu là họat động theo ý muốn của con người, khi không muốn tiểu não sẽ gây ức chế không cho xảy ra hoạt động này. Ngược lại nếu muốn đi tiểu thì não sẽ thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và sai khiến cơ vòng vân mở rộng. Lúc đó bàng quang sẽ co bóp và tống nước tiểu thoát ra ngoài thành vòi.
Trường hợp bàng quang không co bóp đủ mạnh khi xảy ra:

  • Mất sự liên hệ với thần kinh thực vật, đặc biệt là chấn thương cột sống
  • Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính
  • mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu

Các cơ vòng không giãn nở

Hiện tượng các cơ vòng không giãn nở khi:

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, thường gặp khi chấn thương cột sống
  • Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
  • Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang

Bản chất của cơ vòng ngoài là luôn co thắt lại, nên khi đi đái não sẽ ức chế sự co thắt này và làm giãn nở. Nếu có lý do nào đó não không tác động vào cơ vòng sẽ gây bệnh bí tiểu.

Niệu đạo không thông suốt

Khi niệu đạo không thông suốt sẽ gây nên chứng bí tiểu. Vậy trong trường hợp nào thì xảy ra hiện tượng này? Đó chính là khi niệu đạo bị chít hẹp lại do viêm làm xơ hóa, do sỏi hoặc bị vỡ do chấn thương.

Nhận biết bệnh bí tiểu

Bệnh bí tiểu được chia làm 2 loại chính:

  • Bí tiểu cấp tính
  • Bí tiểu mạn tính

Bí tiểu cấp tính: Đây là hiện tượng đột ngột bí đái, người bệnh cố rặn may thì cũng có vài giọt nước tiểu ra ngòai. Trong khi đó bàng quang vẫn còn căng đầy, gây ra cảm giác tức bụng, có thể xuất hiện cơn co thắt.
Bí tiểu mạn tính: Tình trạng bí tiểu và đi tiểu không hết diễn ra trong một thời gian dài, nước tiểu khi đó sẽ ngỳa một tăng ở trong bàng quang. Lâu dâdn bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần, nhìn thấy được. Người bệnh sẽ dần quen với tình trạng bất thường này.

Cách điều trị bệnh bí tiểu

benh-bi-tieu-1

Bí tiểu cấp tính: Nguyên nhân gây chủ yếu do sỏi mắc nghẽn tại bàng quang hoặc niệu đạo, u lành tuyến tiền liệt gây chèn ép, chấn thương vỡ hoặc giập niệu đạo, chấn thương cột sống. Trong trường hợp này người bệnh cần được thông tiểu ngay, chẳng hạn như biện pháp phẫu thuật để lấy sỏi ra, giải quyết các yếu tố gây chèn ép đường tiểu, sử dụng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang để nước tiểu có thể thoát ra ngoài được.
Bí tiểu  mạn tính: Hiện tượng này khá nguy hiểm với thận. Nếu kéo dài nó sẽ gây căng chướng tòan bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu  ngược dòng và gây ra hiện tượng suy thận. Lúc đó sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn. Biện pháp xử trí khi này đó chính là thông đường tiểu qua da, giảm sự căng tức và ứ đọng nước tiểu trong bàng quang và sau đó loại bỏ nguyên nhân gây nên chứng bệnh bí tiểu.
Ngoài ra, các nguyên nhân tại chỗ chẳng hạn như sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến thì xử trí bằng phương pháp phẫu thuật hoặc nội soi. Một số nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp bằng ngoại khoa.
Lưu ý: Tất cả trường hợp bí tiểu đều phải tìm ra nguyên nhân nhanh chóng và có biện pháp xử trí kịp thời. Nam giới hoặc người lớn tuổi cần phải đặc biệt chú ý hơn đến điều này vì để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thanh Mai_Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/benh-bi-tieu-791/feed/ 6
Chữa bí tiểu, tiểu khó bằng châm cứu https://nieubao.vn/chua-bi-tieu-tieu-kho-bang-cham-cuu-724/ https://nieubao.vn/chua-bi-tieu-tieu-kho-bang-cham-cuu-724/#comments Sun, 23 Feb 2014 08:50:46 +0000 https://nieubao.vn/chua-bi-tieu-tieu-kho-bang-cham-cuu-724/ Bí tiểu là tình trạng khi đi tiểu nước tiểu không tống xuất hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm bàng quang, có các khối u vùng niệu đạo bàng quang, vật lạ (sỏi bàng quang, cục máu đông trog bàng quang…). Có nhiều cách để chữa trị bệnh trong đó phương pháp châm cứu cũng khá hữu hiệu.

Châm cứu chữa bí tiểu, khó tiểu là phương pháp chữa bệnh được nhiều người tin dùng để chữa trị căn bệnh khó nói này.

Châm cứu chữa bí tiểu

Hiểu thêm về chứng bí tiểu

Đi tiểu là một động tác theo ý muốn, có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo). Cơ vòng trong còn có tên là cơ vòng nhẵn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, còn cơ vòng ngoài chịu sự chi phối của não. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu đạo thông thương, không bị vướng mắc, nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến bị bí tiểu.

Bí tiểu, khó tiểu là tình trạng mất khả năng làm rỗng bàng quang. Bí tiểu bao gồm chứng bí tiểu cấp và bí tiểu mạn tính.

Bí tiểu cấp: là tình trạng không đi tiểu được mặc dù bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu và đau. Khi thăm khám phát hiện cầu bàng quang rõ.

Bí tiểu mạn tính: là tình trạng nước tiểu được tống xuất không hoàn toàn lúc đi tiểu, nước tiểu luôn còn tồn lại một lượng sau khi đi tiểu được gọi là thể tích cặn bàng quang. Lâm sàng đôi khi biểu hiện cầu bàng quang, nổi bật là tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu không tự chủ và có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu , thậm chí suy thận. Khi có cầu bàng quang, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tức vùng hạ vị, buồn tiểu nhưng không thể tiểu được.

Nguyên nhân gây bí tiểu :

Nguyên nhân gây tắc nghẽn : Ở nam giới có thể gặp trong u xơ, ung thư tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến cấp, chấn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo, xơ hẹp cổ bàng quang. Ở nữ giới: do u vùng tiểu khung (u xơ hay ung thư tử cung), hẹp miệng sáo… Ở cả 2 giới: các khối u vùng niệu đạo bàng quang, vật lạ (sỏi bàng quang, cục máu đông trong bàng quang). Còn ở trẻ em có thể do van nhiệu đạo sau ở trẻ nam, tụ máu cổ tử cung ở trẻ nữ, vật lạ ở cả 2 giới.

Nguyên nhân rối loạn chức năng bàng quang – cơ thắt: Do các bệnh lý thần kinh: chèn ép tủy, bại liệt, u tủy, gai đôi cột sống, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường; do phản xạ: sau phẫu thuật, trong hội chứng bụng cấp, sau sinh…; do dùng thuốc: các loại kháng cholin, các loại thuốc an thần kinh

Bàng quang không co bóp đủ mạnh : bàng quang là một cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật hay tự chủ, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn. Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp: mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống, thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.

Các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây bí tiểu: cơ vòng nhẵn tức cổ bàng quang không giãn nở khi: mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống, cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang.

Niệu đạo mất thông suốt dẫn đến bị bí tiểu : niệu đạo mất sự thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương.

Châm cứu chữa bí tiểu

Châm cứu chữa bí tiểu

Châm cứu chữa bí tiểu:

Theo y học cổ truyền thì người mắc bí tiểu khi tiểu tiện không thông, bụng dưới trướng nặng, lưng mỏi, sắc mặt vàng võ, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt, tứ chi tê dại, không ấm, đầu váng, hơi thở ngắn, lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch tế nhược…

Trong châm cứu chữa bí tiểu: người châm cứu sẽ chọn huyệt tại chỗ phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích mạnh. Châm vào các huyệt Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao. Khi châm huyệt uan nguyên và huyệt Trung cực, bệnh nhân sẽ có cảm giác lan truyền tới lỗ niệu đạo. Liên tục vê kim 3 – 5 phút trên huyệt Tam âm giao. Nếu kết quả không rõ rệt thì có thể kích thích các huyệt Bàng quang du, Thứ liêu, Âm lăng tuyền.

Chứng bí tiểu chỉ là những triệu chứng thông thường, tuy nhiên đôi khi lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Do vậy Châm cứu chữa bí tiểu là phương pháp chữa bệnh khá an toàn hiện nay so với phẫu thuật, mà lại đem đến hiệu quả cao. Nên đây chắc hẳn sẽ là sự lựa chọn rất tốt cho những ai đang mắc phải căn bệnh bí tiểu này.

Nieubao.vn (tổng hợp)

]]>
https://nieubao.vn/chua-bi-tieu-tieu-kho-bang-cham-cuu-724/feed/ 4
Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm? https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/ https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/#comments Wed, 19 Feb 2014 14:23:56 +0000 https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/ Chứng bí tiểu sau sinh ở các bà mẹ là một trong những biến chứng thường gặp. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn đường tiểu; biểu hiện thường gặp đó là mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám.

Tuy bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Theo thống kê có khoảng 13,5% bà mẹ mắc phải bệnh này do đó cần hiểu rõ tình trạng bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực cho người mẹ thoát khỏi những điều khó chịu, có sức khỏe và tinh thần chăm sóc bé yêu được tốt.

Bí tiểu sau sinh là gì?

Các sản phụ bình thường có thể đi tiểu sau sinh 2-4 giờ. Nhưng nếu 1-2 ngày sau sản phụ có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không thể đi được, cảm giác căng tức, khó chịu ở bàng quang. Sau khi tập các bài tập để dễ tiều như ngồi theo tư thế tự nhiên, trườm ấm trên vùng bụng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ nhưng sản phụ không thể tự đi tiểu được. Đó là chứng bí tiểu sau sinh.

Nguyên nhân bí tiểu sau sinh

Trong quá trình chuyển dạ sinh, ngôi thai xuống thấp thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn. Khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang.

Ngoài ra, khi sinh thường các sản phụ thường phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt đó. Vết khâu sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy  cảm với kích thích khi nước tiêu đầy gây bí tiểu.

Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ hơn.

Triệu chứng lâm sàng:

Sau khi sinh khoảng 3-4 giờ trở đi, người mẹ có cảm giác mắc tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ. Nhưng kết quả người mẹ cũng không tự đi tiểu được. Cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu.

Giải pháp điều trị bí tiểu sau sinh

Điều trị bí tiểu sau sinh theo bốn nguyên tắc sau:

  • Tập trung đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu
  • Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Dùng thuốc kháng viêm chống phù nền chèn ép vào cổ bàng quang
  • Cuối cùng là hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang

Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu bằng cách đặt sonde tiểu lưu, tháo kẹp mỗi 4 giờ một lần, khi tháo nước tiểu, người mẹ tự rặn tiểu qua sonde. Kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Thời gian đặt sonde tiểu lưu kéo dài 3 – 4 ngày. Thuốc dùng kháng sinh phổ rộng như cephalexin, doncef, augmentin, dùng bằng đường uống, dùng liên tục trung bình 7 ngày. Thuốc chống phù nề alphachymotrypsin, buscopan…

Thuốc dùng hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 – 5 ngày. Ngoài ra kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.

Cách phòng tránh:

  • Để phòng tránh bí tiểu sau sinh các bà mẹ hãy nên vận đống sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên.
  • Uống đủ nước, không nên nín tiểu, buổi tối nên hạn chế uống nước; vệ sinh âm hộ sạch sẽ.
  • Giữ âm hộ khô ráo, tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đủ.

(St Sức khỏe & Đời sống )

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

]]>
https://nieubao.vn/bi-tieu-sau-sinh-co-nguy-hiem-695/feed/ 4
Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bí tiểu https://nieubao.vn/bi-tieu-tieu-kho-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-690/ https://nieubao.vn/bi-tieu-tieu-kho-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-690/#comments Mon, 17 Feb 2014 10:33:00 +0000 https://nieubao.vn/bi-tieu-tieu-kho-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-690/ Bí tiểu hay tiểu khó chủ yếu là do bàng quang co bóp không đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở không đủ rộng, niệu đạo vì lý do nào đó bị co hẹp… dẫn tới nước tiểu không thể thoát ra ngoài được. Bệnh thường gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bí tiểu là gì?

Như chúng ta đã biết cơ chế của việc đi tiểu đó là sự kết hợp hài hòa của việc co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo). Nếu một trong các yếu tố trên gặp “trục trặc” sẽ dẫn đến bí tiểu.

Bàng quang co bóp không đủ mạnh:

Bàng quang là một cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật hay tự chủ, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn. Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300- 400ml là xuất hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Nhưng đi tiểu là một động tác theo ý muốn, nếu chưa muốn đi tiểu não sẽ ức chế không cho cung phản xạ hoạt động, tức sẽ cắt đứt ngay luồng thần kinh của cung phản xạ thực vật chi phối mót tiểu đồng thời không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại nếu muốn đi tiểu, não sẽ thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và sai khiến cơ vòng vân mở rộng. Lúc đó bàng quang sẽ co bóp và tống nước tiểu thoát ra ngoài thành vòi với áp lực khoảng 700mm nước.

Trong các trường hợp sau bàng quang co bóp không đủ mạnh sẽ dẫn đến tình trạng bí tiểu:

  • Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống, thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
  • Các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây bí tiểu: cơ vòng nhẵn tức cổ bàng quang không giãn nở khi: mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống, cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang. Bản chất của cơ vòng ngoài là luôn luôn co thắt lại. Lúc đi tiểu não sẽ ức chế sự co thắt này và làm giãn nở. Nếu vì lý do gì đó não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu như trong chấn thương cột sống.

Do niệu đạo:

Niệu đạo mất thông suốt dẫn đến bị bí tiểu: niệu đạo mất sự thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương.

Điều trị bí tiểu như thế nào?

Khi gặp các trường hợp bí tiểu nhiều ngày bạn cần đi khám chuyên khoa thận – tiết niệu để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh; như thế mới có thể điều trị bệnh dứt điểm và hiệu quả.

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị thích hợp. Nếu tiểu khó do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống… bệnh nhân phải được thông tiểu ngay. Các biện pháp điều trị như phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiểu hoặc dùng các ống dẫn nước tiể luồn vào niệu đạo tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp chữa trị theo từng thể bệnh như sau:

Điều trị bí tiểu cấp tính:

Bí tiểu cấp tính là hiện tượng đột nhiên bị bí tiểu, người mắc bệnh khi đi tiểu cố rặn lắm mới may ra có vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác rất tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt.

Nguyên nhân bí tiểu cấp tính thường là do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép; sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo; chấn thương vỡ, giập niệu đạo; chấn thương cột sống… do đó bệnh nhân phải được thông tiểu ngay. Các biện pháp thường dùng đó là phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiểu; dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài.

Điều trị bí tiểu mạn tinh:

Bí tiểu mạn tính là kết quả của tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trải qua thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng. Đến một lúc nào đó bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được, to như quả bóng nhỏ. Người bệnh sẽ dần dần thích nghi với tình trạng bất thường này. Nhưng để lâu tình trạng này sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho thận, gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Do đó biện pháp điều trị là thông đường tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang, sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu .

Các trường hợp khác:

Bí tiểu có nguyên nhân tại chỗ hoặc ở sự chỉ huy thần kinh trung ương hoặc thần kinh thực vật như: sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến đều phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc nội soi. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Tất cả các hiện tượng bí tiểu đều phải được nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí kịp thời, người bệnh (đặc biệt là nam giới lớn tuổi) cần phải đặc biệt chú ý đến điều này, nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Chú ý: Bệnh bí tiểu, khó tiểu cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu cứ để tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng

BS. Vũ Nhân

]]>
https://nieubao.vn/bi-tieu-tieu-kho-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-690/feed/ 12
Các bài thuốc đông y trị bí tiểu https://nieubao.vn/bai-thuoc-dong-y-tri-bi-tieu-122/ https://nieubao.vn/bai-thuoc-dong-y-tri-bi-tieu-122/#respond Fri, 03 Jan 2014 02:49:23 +0000 https://nieubao.vn/?p=122 Bí tiểu tiện Đông y gọi là lung bế. Nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc. Để điều trị, Đông y có các bài thuốc hiệu quả theo từng thể lâm sàng như sau:

dong y

Bí tiểu do thấp nhiệt:

Người bệnh có biểu hiện đái buốt đái dắt, nước tiểu đỏ, cảm giác nóng rát ở bàng quang và niệu đạo; thường kèm theo đau đầu, đau lưng, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng… Phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, thông tiểu. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hương nhu trắng 16g, cỏ mần trầu 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, sinh địa 12g, mã đề thảo 16g, râu ngô 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu hóa thấp.

Bài 2: hạ liên châu 16g, bạch mao căn 16g, thổ phục linh 20g, mộc thông 12g, rau dấp cá 16g, mã đề thảo 16g, tang diệp 20g, vỏ bí ngô 16g, mướp đắng 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt, chống viêm, lợi tiểu.

Bí tiểu do sỏi:

Người bệnh có biểu hiện bí tiểu, đau lưng, đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng lân cận. Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường hợp đau quặn, không đi tiểu được làm người bệnh rất khó chịu. Phép trị là chống viêm, bài thạch (làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài). Dùng một trong các bài:

Bài 1: kim tiền thảo 20g, râu ngô 16g, trinh nữ 20g, rễ bí ngô 16g, trúc diệp 20g, rau ngổ 16g, ích mẫu 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, thông tiểu, bài thạch.

Bài 2: mướp đắng 20g, trinh nữ 20g, rễ cỏ tranh 20g, kê nội kim 10g, cỏ xước 16g, dấp cá 20g, ngân hoa 10g, hương nhu trắng 16g, hải kim sa 16g, rau ngổ 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, bài thạch.

Bí tiểu do sang chấn:

Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt. Phép trị là lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí. Dùng bài thuốc: sinh địa 12g, thông thảo 6g, trúc diệp 16g, tam thất 12g, sơn  chi 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: bổ khí hoạt huyết, thông tiểu, giảm đau.

Bí tiểu sau phẫu thuật:

Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh. Phép trị là thư giãn cơ, chống co thắt, phục hồi chức năng của thần kinh, lập lại cân bằng âm dương. Dùng bài thuốc: cát căn 20g, hà thủ ô (chế) 16g, chè khô 16g, ba kích 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống co thắt, kích thích và phục hồi chức năng chỉ đạo của thần kinh trung ương.

Lưu ý:trường hợp này không được dùng thuốc lợi tiểu.

]]>
https://nieubao.vn/bai-thuoc-dong-y-tri-bi-tieu-122/feed/ 0