Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới https://nieubao.vn/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-1806/ https://nieubao.vn/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-1806/#respond Sat, 07 Jun 2014 07:53:34 +0000 https://nieubao.vn/?p=1806 Nam giới cũng dễ dàng mắc chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Những triệu chứng như tiểu nhiều, đau và rát bỏng mỗi khi đi tiểu, tiểu đêm, nước tiểu đục… Cần có biện pháp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.

nhiem khuan nam gioi

Triệu chứng thường gặp

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Đi tiểu thường xuyên bất thường
  • Buồn tiểu dữ dội
  • Đau, khó chịu hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Thức giấc khi ngủ để đi tiểu
  • Đau, áp lực ở khu vực bàng quang (đường giữa, bên dưới rốn)
  • Đái dầm ở một người thường không đi tiểu vào ban đêm
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Sốt, có hoặc không có ớn lạnh
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau ở phía lưng trên

Phòng chống viêm đường tiết niệu ở nam giới

Để phòng chống hiệu quả nam giới thực hành tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh được truyền qua đường tình dục.

Ở nam giới có phì đại tuyến tiền liệt lành tính, nên cắt giảm caffeine và rượu hoặc dùng thuốc theo toa nhất định có thể giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu và ngăn chặn sự tích tụ của nước tiểu trong bàng quang, nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu

Việc chuẩn đoán nhiễm trùng dựa trên những triệu chứng của người bệnh và kết quả kiểm tra tổng quát và xét nghiệm nước tiểu. Với những nhiễm trùng tiêu biểu bác sĩ có thể xem cả tế bào bạch cầu và vi khuẩn.

Ở nam giới, xét nghiệm trực tràng sẽ giúp bác sĩ đánh giá kích thước và hình dạng của tuyến tiền liệt. Nếu bạn còn trẻ và không có dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để tìm sự bất thường về tiết niệu làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam

Khagns sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu một cách hiệu quả. Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu bác sĩ có thể chọn loại kháng sinh tốt nhất cho tình trạng của bạn.

Những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi từ 7-10 ngày điều trị. Sau quá trình điều trị có thể tái xét nghiệm lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra lại. Nếu được chẩn đoán là nhiễm trùng tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh trong ba tuần hoặc lâu hơn.

Những người đang bị nhiễm trùng tuyến trên (bàng quang và thận) nghiêm trọng có thể sẽ được yêu cầu điều trị tại bệnh viện và thuốc kháng sinh sẽ được truyền thông qua một ống thông tĩnh mạch. Với trường hợp người đàn ông lớn tuổi lại có bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra tắc nghẽn dòng nước tiểu, việc điều trị có thể gồm thuốc hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-1806/feed/ 0
Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu https://nieubao.vn/tre-em-bi-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-1798/ https://nieubao.vn/tre-em-bi-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-1798/#comments Fri, 06 Jun 2014 07:12:34 +0000 https://nieubao.vn/?p=1798 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở đối tượng là trẻ em, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

nhiem khuan o tre

Thế nào là nhiễm khuẩn đường tiết niệu?

Đây là tình trạng viêm đường tiết niệu đặc trưng bởi sự gia tăng vi khuẩn niệu, bạch cầu niệu bất thường. Tình trạng viêm đường tiết niệu trên là viêm thận, bể thận; viêm đường tiết niệu dưới là viêm bàng quang.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc chứng bệnh này ở bé gáu cao hơn 5 lần so với bé trau nguyên nhân do niệu đạo nữ ngắn và gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, dịch trong tuyến tiền liệt có nhiều chất diệt khuẩn.

Chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu được xếp thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô haaos và tiêu hóa do tính chất nguy hiểm của bệnh.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Nguyên nhân

Có đến 88% các trường hợp gây ra do vi khuẩn E.Coli . Bệnh gây ra do vi khuẩn Proteus  thường  chỉ gặp  đối với  trẻ  trai trên 1 tuổi,  hoặc những trẻ  bị  sỏi  tiết niệu.

Vikhuẩn Klebsiella pneumoniae và Enterococcus gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu chỉ gặp đối với trẻ sơ sinh. Những bệnh nhân phải nằm viện vì bệnh thận- tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu, sau can thiệp ngọai khoa, thường kháng nhiều loại kháng sinh gây ra do vi khuẩn Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ do nấm và siêu vi khuẩn thường hiếm gặp hơn.

Cơ chế sinh bệnh

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ tiểu, sinh sôi và phát triển trong đường tiểu. Có thể do đi vệ sinh không lau rửa sạch sẽ và đúng cách. Lau từ sau ra trước làm vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu. Những trường hợp thường gặp nhất là trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, nữ niệu đạo ngắn gần hậu môn, giun kim…

Con đường gây bệnh do nhiễm trùng đường máu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhưng hiếm khi gặp trường hợp này và chỉ gặp ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu của bệnh

Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi mắc bênh:

  • Sốt kéo dài, có khi sốt cao nhưng có 10-15% trường hợp không sốt mà thân nhiệt giảm
  • Bé quấy khóc nhiều
  • Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Đái dắt đái buốt
  • Nước tiểu bị đục

Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ

Hiện tượng được chia làm 2 nhóm

Nhóm 1

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có triệu chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gây nhiễm trùng nhẹ, vừa đôi khi là không có. Trẻ thường xuyên quấy khóc, đái rắt đái buốt.

Cơ thể biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốt cao, rét run, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể biểu hiện của một nhiễm khuẩn huyết, sưng đau vùng thận, đau bụng hoặc vùng thắt lưng rối loạn tiêu hoá cấp. Ngoài ra nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu rất hay gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng tương tự như hai loại trên.

Nhóm 2

Là nhóm không có triệu chứng, thường khó phát hiện và chủ yếu dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Chứng bệnh này thường gặp ở các bé gái nhiều hơn.

Do tính chất biến hóa không lường cũng như những biến chứng bệnh có thể gây ra cho bệnh nhân, các bậc phụ huynh cần xây dựng một phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách đặc biệt là vệ sinh thân thể, răng miệng cho trẻ giúp trẻ tránh xa bệnh tật.

Chuẩn đoán và điều trị

Chuẩn đoán

Xét nghiệm và thăm dò phục vụ chuẩn đoán: Khi có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần đưa đến các trung tâm y tế để chuẩn đoán kịp thời.

Xét nghiệm nước tiểu có nhiều giá trị trong chẩn đoán. Soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu trong nước tiểu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh.

Siêu âm, chụp Xquang có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán  nhiễm trùng đường tiết niệu trên và cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hay chứng tái phát.

Điều trị

Đối với trường hợp bị viêm bàng quang: Điều trị ngoại trú cho trẻ tại nhà với một số loại kháng sinh như amoxicillin, ampixillin, cotrimoxazol. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày.

Đối với các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu trên, trẻ nên nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt có thể uống kháng sinh và theo dõi còn trường hợp nặng hơn thì điều trị bằng kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch hoặc phối hợp kháng sinh.

Khi phát hiện có các dị dạng hoặc bất thường ở đường tiểu như khít, hẹp bao quy đầu… thì cần phối hợp với các biện pháp điều trị ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/tre-em-bi-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-1798/feed/ 18
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu https://nieubao.vn/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-o-ba-bau-1750/ https://nieubao.vn/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-o-ba-bau-1750/#comments Fri, 06 Jun 2014 03:11:04 +0000 https://nieubao.vn/?p=1750 Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nguy hiểm hơn có đến 5-10% thai phụ mắc bệnh nhưng không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Việc phát hiện và chữa trị kịp thời có vai trò quan trọng, nếu để chậm trễ có thể gây ra hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.

nhiem khuan duong tiet nieu o ba bau

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh

Đường tiết niệu của phụ nữ mang thai có đặc điểm khác so với bình thường, khối u tử cung lớn chèn ép vào bàng quang và niệu quản gây nên hiện tượng ứ đọng nước tiểu hoặc giãn đài bể thận do sự trào ngược nước tiểu. Hiện tượng ứ đọng nước tiểu gây hiện tượng ngược dòng bàng quang – niệu quản. Lượng đường trong nước tiểu tăng, progestin và estrogen niệu tăng…dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu.

Ngoài ra, hiện tượng mắc bệnh còn do vi khuẩn ở hậu môn, âm đạo xâm nhập vào niệu đạo vốn đã rất ngắn ở phụ nữ, nhiễm khuẩn khu trú ở đây gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Vi khuẩn di chuyển đến bàng quang lan lên thận qua đường tiết niệu gây viêm thận – bể thận.

Thể bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ

Bệnh có các thể sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng
  • Thể viêm bàng quang
  • Thể viêm thận – đài bể thận

1.Thể không có triệu chứng

Thể bệnh không có biểu hiện lâm sàng, có đến 10% phụ nữ mang thai gặp trường hợp này. Do đó ngay lần đi khám thai đầu tiên bà bầu nên khám và cấy nước tiểu và sau đó tới tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ phải xét nghiệm lặp lại để tìm vi khuẩn.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm bàng quang cấp hoặc viêm đài bể thận. Thai nhi dễ bị chậm phát triển, sinh thiếu cân hoặc sinh non…

2. Viêm bàng quang

Kèm theo hiện tượng đái dắt đái buốt, đái ra mủ cuối bãi, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, không sốt nhưng người mệt mỏi và khó chịu. Điều trị không kịp thời có thể bị viêm thận – bể thận cấp.

3. Viêm thận – bể thận cấp

Đây là thể nặng nhất, khởi phát đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ. Người bệnh bị sốt cao tới 39 o C – 40 o C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, người mệt mỏi, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Biến chứng gây ra nếu không điều trị kịp thời là người mẹ dễ bị choáng, sốc, nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp…; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non… Bệnh thường gặp ở người có tiền sử bị viêm thận – bể thận do sỏi, viêm bàng quang do sỏi hoặc đường tiết niệu bị dị dạng.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Việc điều trị cho bà bầu thường khó khăn hơn, do việc coi thường bệnh nên không được phát hiện sớm, sử dụng thuốc bừa bãi không theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị khi đó sẽ trở nên phức tạo hơn.

Đối với thể không có triệu chứng: Bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng kháng sinh không có hại cho thai nhi, điều trị cho tới khi hết nhiễm khuẩn.

Thể viêm bàng quang: Thai phụ sử dụng kháng sinh tới 10 ngày, nếu điều trị ngắn ngày bệnh dễ bị tái phát khi đó phải dùng kháng sinh liều cao hơn. Kháng sinh thường dùng là ampicilin, erythromycin. Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc (khoảng 30% E. Coli kháng thuốc) thì dùng amoxycillin + acid clavulanic hay cephalexin hay nitrofurantoin.

Thể viêm thận – bể thận cấp: Bà bầu cần phải điều trị ở bệnh viện, được thăm khám đầy đủ và đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, kiểm tra xem hệ tiết niệu, chức năng của thận, siêu âm xem thai nhi có bị ảnh hưởng không… Muốn cho việc điều trị có kết quả tốt cần sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Phòng bệnh hiệu quả

Để phòng bệnh hiệu quả phụ nữ mang thai cần chú ý những điều sau đây:

  • Kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần
  • Không nên nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ, hậu môn hàng ngày, vệ sinh từ trước ra sau
  • Uống đủ nước để đào thải các vi khuẩn có hại và độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời phòng sỏi tiết niệu
  • Khi có những triệu chứng cần được phát hiện sớm và đưa tới các trung tâm y tế để chữa bệnh kịp thời. Với  viêm bàng quang cấp hay viêm đài – bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.

Nguồn: Theo SKDS

]]>
https://nieubao.vn/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-o-ba-bau-1750/feed/ 8
Phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiệu quả https://nieubao.vn/phong-tranh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-hieu-qua-1338/ https://nieubao.vn/phong-tranh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-hieu-qua-1338/#respond Tue, 15 Apr 2014 03:56:15 +0000 https://nieubao.vn/?p=1338 Viêm đường tiết niệu luôn gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh, kèm theo đó chất lượng cuộc sống cũng bị thụt giảm. Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả không ngơd có thể giúp bạn giảm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu

phong-tranh-nhiem-trung-duong-tiet-nieu

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là chứng bệnh phổ biến nhất về nhiễm trùng và ảnh hưởng trực tiếp tới đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu được chia làm 3 loại và cách phòng tránh được trình bày chi tiết dưới đây.

Phân loại nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu chia làm 3 loại chính:

  • Nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến niệu đạo và gây ra viêm niệu đạo
  • Nhiễm trùng gây ra hiện tượng nhiễm trùng bàng quang, viêm bàng quang
  • Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thận và được biết đến như viêm bể thận

Thông thường nữ giới thường mắc bệnh viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam, do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Do đó các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong bàng quang gây nên hiện tượng viêm nhiễm.

Nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là một số dấu hiện cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Bí tiểu
  • Nước tiểu có mùi, đục hoặc có máu

Phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu là cách tốt để bạn giảm bớt nguy cơ viêm đường tiết niệu. Đa số các trường hợp do vệ sinh kém dẫn tới nhiễm trùng, các biện pháp dưới đây chủ yếu nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân giúp giảm thiểu tình trạng này.

Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau của bộ phận sinh dục, nên làm sạch khu vực này để tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra
Không gây kích thích ở bộ phận sinh dục bằng cách sử dụng các loại xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ và sữa tắm. Không nên sử dụng giấy thô để làm sạch khu vực này.

Không nên nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu và tiểu hết, nếu nước tiểu còn lại trong bàng quang sẽ làm cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp, vì đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của vi khuẩn, bạn nên sử dụng đồ lót bằng chất liệu cotton sẽ thoải mái hơn.

Uống đủ nước cho cơ thể sẽ làm các vi khuẩn được đẩy ra đường tiết niệu một cách hiệu quả

 Thanh Mai_Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/phong-tranh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-hieu-qua-1338/feed/ 0
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu https://nieubao.vn/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-1087/ https://nieubao.vn/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-1087/#respond Tue, 01 Apr 2014 04:10:35 +0000 https://nieubao.vn/?p=1087 Hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới hơn và gây ra cảm giác khó chịu và đau rát. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong đường tiểu. Vi khuẩn có thể phát triển ở bất cứ đâu trong đường tiểu nhưng thông thường xuất hiện ở trong bàng quang, nếu không được xử trí tốt có thể gây ra những chứng bệnh nặng hơn và khó điều trị.

nhiem-khuan-duong-tiet-nieu

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiểu khá đa dạng nhưng chủ yếu gây nên do vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu ví dụ như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C. trachomatis, Mycoplasma… Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là E.coli, thứ đến là Proteus, S.saprophyticus (tụ cầu hoại sinh). Ngoài ra người ta còn gặp một số NCT bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.
Ở nữ giới có tới 50% bị nhiễm trùng đường tiết niệu qua quan hệ tình dục và lần đầu do bạn đời vệ sinh không sạch sẽ. Ngoài ra mầm bệnh có sẵn ở phần âm hộ, gần hậu môn, khi quan hệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm lấn.
Khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do bị khô màng nhầy vì thiếu hụt estrogen, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển do khan hiếm Doderlein ở vùng âm hộ, mà đây là vũ khí chống lại các mầm bệnh.
Phụ nữ thường xuyên ngâm mình trong môi trường ẩm ướt và không vệ sinh đúng cách thì có khả năng cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra do bị táo bón lâu ngày, thức ăn di chuyển chậm qua ruột gây ứ đọng ở hậu môn và âm hộ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Đối tượng là người cao tuổi, sức khỏe bị giảm sút nên thường đi tiểu không kiểm soát dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân nội sinh gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở người cao tuổi ví dụ như sỏi đường tiết niệu, một số trường hợp do cản trở dòng chảy của nước tiểu, nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Các bệnh như về tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường, chấn thương cột sống, nằm lâu do bại liệt hoặc do bất động bởi cố định xương bị gãy cũng dẫn tới tình trạng này. Trường hợp do nguyên nhân ngoại sinh như nong niệu đạo, mổ lấy sỏi hoặc mổ u xơtiền liệt tuyến bị bội nhiễm, viêm tiền liệt tuyến đưa đến viêm đường tiết niệu.
Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiểu có thể là dấu hiệu của việc giải phẫu đường tiểu, cần lưu ý trường hợp này cần có các xét nghiệm bổ sung.

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Một số triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như sau:

  • Một số đối tượng đặc biệt ở người cao tuổi như đau lưng, đau có thể âm ỉ hoặc thành cơn rõ rệt.
  • Người bệnh cso thể sốt và rét run,người cao tuổi có thể sốt nhẹ hoặc không sốt mà thấy ớn lạnh (do sức đề kháng kém)
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu khó
  • Tiểu đau và buốt
  • Màu nước tiểu có thể đục hoặc có màu hồng, là hiện tượng đái ra máu
  • Nếu có sỏi thì kèm theo đau lưng hoặc các cơn đau quặn thận, kèm đái rắt đái buốt

Để chuẩn đoán chứng bệnh ngoài một số triệu chứng lâm sàng cần có một số xét nghiệm liên quan như siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị cụ thể.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu một cách hiệu quả:

  • Nên uống nhiều nước, nước giúp loại bỏ các vi khuẩn trong cơ thể dễ dàng hơn, làm cho chúng không có cơ hội sinh trưởng trong bàng quang
  • Đi vệ sinh lau từ trước ra sau tránh vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn và niệu đạo
  • Tiểu tiện sau mỗi lần quan hệ tình dục
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Cần đi tiểu khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không điều trị có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu, để nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm thận, bể thận cấp tính có thể đưa đến suy thận, áp-xe quanh thận. Vì vậy cần có biện pháp ngăn ngừa để tránh các bệnh đáng tiếc xảy ra, thực hiện “phòng hơn chống”.

Thanh Mai_Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-1087/feed/ 0