Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Nguyên nhân đái buốt https://nieubao.vn/nguyen-nhan-dai-buot-2173/ https://nieubao.vn/nguyen-nhan-dai-buot-2173/#respond Thu, 04 Sep 2014 04:12:03 +0000 https://nieubao.vn/?p=2173 Hiện tượng đái buốt xảy ra ở cả nam và nữ, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tiểu buốt và cách xử trí như thế nào.

nguyen nhan dai buot

Nguyên nhân gây tiểu buốt

Ở phụ nữ

Phụ nữ thường dễ bị tiểu buốt do vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập tới bàng quang qua đường tiết niệu vốn rất ngắn của phụ nữ. Một số nguyên nhân làm vi khuẩn dễ xâm nhập như:

  • Ma sát trong quá trình giao hợp
  • Biến chất của thuốc ngừa thai
  • Chất thải tử cung

Đây là những điều kiện thuận lợi để âm hộ dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, còn phải kể tới sự lây bệnh qua đường tình dục bởi các vi trùng bệnh lậu (gonocoque), trùng chlamydia, v.v…

Ở nam giới

Ống dẫn tiểu ở nam giới dài hơn so với phụ nữ nhưng lại có thể bị nhiễm trùng do quá trình giao hợp làm cho người bệnh có triệu chứng như tiểu buốt, có thể có mủ chảy ra kèm theo. Tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo. Ngoài ra việc thông niệu đạo bằng dụng cụ y tế cũng có thể gây viêm.

Hiện tượng viêm niệu đạo còn có nguyên nhân do bị sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc đường dẫn tiểu có khối u, ngăn cản nước tiểu thoát ra. Ngoài ra, cũng còn có thể do yếu tố di truyền. Những nguyên nhân này xảy ra với cả nam và nữ.

Xử trí như thế nào?

Khi có những triệu chứng đầu tiên không nên tự ý mua thuốc điều trị mà nên đến các cơ sở y tế để thăm khám bệnh. Phải xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu để tìm vi trùng gây bệnh. Nếu sốt tới 40oC, cần phải nằm lại bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị

Đối với nữ, nếu có vi trùng trong nước tiểu, cần phải dùng thuốc kháng sinh liều cao trong vài ngày cho tới khi khỏi hẳn. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu khám phụ khoa, làm các xét nghiệm về ống tiểu để xem có bị tắc, bị sỏi bàng quang, bị sỏi thận, có u trong niệu đạo hoặc âm hộ có bị thương tổn hay không.

Ở nam giới: Việc điều trị chứng viêm niệu đạo cần phải dùng thuốc kháng sinh phù hợp với căn bệnh như: bệnh viêm niệu đạo mãn tính, chứng viêm tuyến tiền liệt , viêm bàng quang…

Ở phụ nữ bị viêm âm hộ và niệu đạo cần phải đưa cả người chồng của mình đi chữa để không bị lây lại.

Khi có triệu chứng như đau vùng chậu, người run, sốt cao, cần phải được cấp cứu ngay vì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận cấp tính.

Trường hợp tái phát cần đi khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và điều trị bệnh hiệu quả.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/nguyen-nhan-dai-buot-2173/feed/ 0
Đi tiểu buốt có mủ là bệnh gì? https://nieubao.vn/di-tieu-buot-co-mu-2161/ https://nieubao.vn/di-tieu-buot-co-mu-2161/#respond Sat, 30 Aug 2014 02:07:20 +0000 https://nieubao.vn/?p=2161 Khi đi tiểu có hiện tượng tiểu đau buốt kèm theo có mủ ở đầu dương vật, nam giới cần chú ý hơn. Vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý mà khá nhiều nam giới mắc phải mà không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh, bạn đọc cùng theo dõi để có kiến thức tìm hiểu và xử trí khi có hiện tượng này.

tieu-buot-va-co-mu

Những biểu hiện thường thấy

Đi tiểu buốt và có mủ thường là hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục mà hay gặp nhất đó là nhiễm lậu cầu.

Nam giới bị mắc bệnh có các triệu chứng đầu tiên từ 3-5 ngày kể từ khi mắc bệnh. Người bệnh cảm thấy tiểu buốt, có mủ chảy ra ở lỗ sáo, mủ lúc đầu loãng sau đó đặc dần và có màu trắng đục. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể ăn sâu vào trong niệu đạo, tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, tinh hoàn và có thể dẫn tới vô sinh.

Ở nữ giới các triệu chứng nhẹ hơn nhưng bộc lộ ra ngoài mấy. Ngay cả khi có triệu chứng thì cũng đặc hiệu và thường lầm là viêm bàng quang hoặc âm đạo. Triệu chứng ban đầu thường là: Đau và nóng rát khi đi tiểu, tăng xuất tiết ở âm đạo hoặc ra máu giữa kỳ kinh. Cổ tử cung và bộ vị sâu bên trong là những bộ vị dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập sau đó tiếp theo là niệu đạo, trực tràng, ống niệu đạo. Sau khi cổ tử cung bị viêm nhiễm sẽ biến sắc, giòn và thường có dịch mủ.

Cách phòng tránh

Dưới đây là một số lời khuyên để các bạn có thể phòng tránh hiệu quả:

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi
  • Chung thủy một vợ một chồng
  • Không dùng chung khăn tắm hoặc quần áo với người mắc bệnh lậu
  • Giữ sạch sẽ cơ thể cũng như bộ phận sinh dục

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/di-tieu-buot-co-mu-2161/feed/ 0
Đi tiểu buốt là bệnh gì? https://nieubao.vn/di-tieu-buot-2086/ https://nieubao.vn/di-tieu-buot-2086/#comments Sun, 27 Jul 2014 03:15:55 +0000 https://nieubao.vn/?p=2086 Hiện tượng tiểu buốt làm cho người bệnh cảm thấy đau buốt mỗi khi đi tiểu, tình trạng kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Khi xuất hiện tình trạng này là do một số bộ phận đã bị viêm hoặc nhiễm trùng như niệu đạo, bàng quang hoặc thận. Vậy tiểu buốt do đâu? Và cách chữa trị như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

di tieu buot

Nguyên nhân đi tiểu buốt

Đối với phụ nữ thường dễ mắc chứng này do vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập lên bàng quang, qua đường niệu đạo vốn đã rất ngắn của phụ nữ. Ngoài ra một số động tác ví dụ như kích thích, ma sát trong quá trình giao hợp, biến chất của thuốc ngừa thai, của chất thải từ trong tử cung ra ngoài là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Cấu tạo niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo nằm gần hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh hơn nam giới. Ngoài ra, một số bệnh lây lan qua đường tình dục cũng làm cho người bệnh đi tiểu buốt

Nam giới bị tiểu buốt chủ yếu là do nhiễm trùng trong quá trình giao hợp làm cho người bệnh đi tiểu buốt, tiểu rát và có thể có mủ chảy ra ngoài. Tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo. Ngoài ra việc thông niệu đạo bằng dụng cụ y tế cũng có thể gây viêm.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể do bị sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc đường dẫn tiểu có khối u nên ngăn cản nước tiểu thoát ra ngoài. Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh. Những yếu tố này xảy ra ở cả nam lẫn nữ.

Hiện tượng viêm niệu đạo còn có nguyên nhân do bị sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc đường dẫn tiểu có khối u, ngăn cản nước tiểu thoát ra. Ngoài ra, cũng còn có thể do yếu tố di truyền. Những điều này xảy ra chung với cả nam và nữ.

Triệu chứng đi tiểu buốt

Khi bị đi tiểu buốt người bệnh luôn muốn đi tiểu, bụng dưới cảm thấy đau, khi quan hệ thấy đau nhất là phụ nữ. Có thể có hiện tượng nước tiểu đục, có chất nhầy từ niệu đạo chảy ra, phụ nữ xuất hiện khí hư.

Nếu bị  viêm nhiễm ở bàng quang hoặc đường tiểu, người bệnh chỉ sốt 38 – 38,5 độ C. Viêm nhiễm ở thận người bệnh có thể sốt cao hơn lên tới 40 độ C kèm với các hiện tượng như bị run hoặc sốt rét.

Chuẩn đoán và điều trị

Cần lưu ý, người bệnh ngay khi có những triệu chứng đầu tiên thì không được tự ý điều trị hoặc mua bất kỳ loại thuốc nào về uống khi chưa được thăm khám. Phải để bác sĩ xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu. Nếu sốt lên tới 40 độ C cần được nằm viện để theo dõi và điều trị.

Chuẩn đoán bệnh

Đầu tiên bác sĩ khám bộ phận sinh dục, xét nghiệm nước tiểu và đôi khi là xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra.

Điều trị đi tiểu buốt

Nữ giới nếu có sự xuất hiện của vi trùng trong nước tiểu cần sử dụng kháng sinh để điều trị  trong vài ngày cho tới khi bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu khám phụ khoa, làm một số xét nghiệm về ống tiểu để xem người bệnh có bị sỏi bàng quang không, có sỏi thận, u trong niệu đạo hoặc âm hộ có tổn thương hay không. Càng đặc biệt lưu ý với phụ nữ mang thai hơn.

Đối với nam giới việc điều trị dùng kháng sinh phù hợp với các căn bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang…

Nữ giới bị viêm âm hộ và niệu đạo cần phải đưa cả bạn tình hoặc chồng đi chữa trị để tránh bị lây bệnh trở lại. Nếu phụ nữ khỏi rồi lại bị tái phát chứng tỏ niệu đạo dễ bị nhiễm trùng, do đó nên đi khám phụ khoa định kỳ. Đồng thời giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, sau mỗi lần giao hợp nên đi tiểu ngay, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu đau vùng chậu, người run, sốt cao, cần phải được cấp cứu ngay vì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận cấp tính.

Chữa đi tiểu buốt bằng bài thuốc dân gian

Bí xanh

bi

Bí xanh lấy một miếng to bằng bát con gọt vỏ giã lấy nước có hòa thêm chút muối vào uống. Bạn cũng có thể ăn sống được, ăn bao nhiêu tùy thích. Áp dụng trong 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Nếu với 2 cách chế biến trên mà không phù hợp với bạn, bạn có thể luộc bí anh ăn hàng ngày và uống cả nước luộc của bí

Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát con, gọt vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống, ăn được bao nhiêu thì tùy. Áp dụng một trong 2 cách trên trong 10 ngày, bệnh sẽ giảm. Đây được coi là bài thuốc hiệu quả trị chứng đi tiểu buốt trong trường hợp bệnh mới phát.

Củ sắn dây

Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái từng miếng đem phơi khô hoặc sấy giòn. Sau dó giã nhỏ đem rây thật mịn và hòa với đường uống hàng ngày. Tuy không trắng và mịn bằng bột sắn lọc nhưng mát và có hiệu quả tốt hơn.

Bèo cái

beo cai

Lấy bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, rễ cỏ tranh và lá mã đề, mỗi thứ một nắm, cho vào nồi sao vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch. Đợi cho nguội, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Khi dùng có thể thêm đường cho dễ uống.

Mề gà

Lấy độ 20 cái da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi và kiêng các đồ ăn cay nóng.

Phòng tránh chứng đi tiểu buốt

Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, để ngăn ngừa chứng tiểu buốt và tiểu nhiều lần bạn có thể thực hiện những điều dưới đây:

  • Thực đơn với nhiều rau quả như rau cải, trái cây tươi mát.
  • Chế độ tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe
  • Uống đủ nước để cung cấp nước bài tiết cho cơ thể và đẩy các vi khuẩn có hại theo đường tiểu ra ngoài
  • Nên đi tiểu thường xuyên, không nên nhịn
  • Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng

Ngòai ra, để hỗ trợ tiểu buốt, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Niệu Bảo có chứa cao kim tiền thảo và cao kim ngân hoa giúp làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệumạn tính.

816236

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/di-tieu-buot-2086/feed/ 22
Tiểu ra mủ là bệnh gì? https://nieubao.vn/dai-ra-mu-la-benh-gi-2010/ https://nieubao.vn/dai-ra-mu-la-benh-gi-2010/#comments Wed, 23 Jul 2014 08:27:36 +0000 https://nieubao.vn/?p=2010 Tiểu ra mủ (đái ra mủ) là hiện tượng có mủ trong nước tiểu, trong trường hợp này nước tiểu chứa nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa. Tiểu ra mủ có thể là dạng đơn thuần, cũng có thể kèm theo máu.

tieu ra mu

Phân loại chứng tiểu ra mủ

Đái ra mủ chia làm 2 loại:

  • Đái ra mủ đại thể
  • Đái ra mủ vi thể

Đái ra mủ đại thể: Nước tiểu có nhiều mủ sẽ đục, để sẽ có lắng cặn, nước tiểu ở trên mủ ở dưới. Cặn mủ gồm: các sợi, các hạt lấm tấm, các đám mây và chất nhầy.

Đái ra mủ vi thể: Soi qua kính hiển vi thấy các sợi, tế bào huỷ hoại bạch cầu bị thoái hoá, có thể thấy cả vi khuẩn Coli, tụ cầu…nước tiểu lấy phải thử ngay mới có giá trị: nếu để lâu, các tế bào và bạch cầu tự huỷ hoại.

Chẩn đoán phân biệt tiểu ra mủ

Nếu tiểu ra mủ kèm theo nước tiểu đục có thể là các loại sau đây:

Dưỡng chấp

Đặc điểm: Nước tiểu đục, hoặc trắng như nước vo gạo. Nếu nhiều có thể đông lại như cục thạch. Thử có nhiều dưỡng chấp. Soi kính, không có tế bào niêm mạch bị huỷ hoại, ít bạch cầu.

Đái ra Photphat urat

Đặc điểm: Nước tiểu trắng như nước vo gạo, để có lắng cặn ở dưới, nhưng không có các sợi hay đám mây… đun nóng sẽ kết tủa, nhưng rỏ axit axetic 1/10 tủa sẽ tan, và nước tiểu trong trở lại.

Đái ra tinh dịch

Đặc điểm: Cuối bãi, nước tiểu đục như nước vo gạo. Soi kính có nhiều tinh trùng.

Nước tiểu có lẫn khí hư

Phân biệt bằng cách lấy nước tiểu bằng ống thông.

Nước tiểu có nhiều vi khuẩn

Nước tiểu đục, không có mủ, có mùi amoniac. Số lượng nước tiểu trong bạch cầu vẫn bình thường.

Đái ra mủ là biểu hiện bệnh gì?

Hiện tượng đái ra mủ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Thông thường đó chính là tổn thương ở 3 nơi:

  • Niệu đạo
  • Bàng quang
  • Thận

Mủ ở niệu đạo

Nếu mủ ở niệu đạo, biểu hiện của các bệnh lý sau:

Viêm niệu đạo: do lậu, loét hạ cam với các triệu chứng đái buốt đái rắt, đái ra mủ ở đầu bãi. Khi lấy mủ ở bao quy đầu hay niệu đạo soi sẽ thấy lậu cầu hình hạt cà phê hay trực khuẩn hạ cam.

Viêm hoặc apxe tiền liệt tuyến: Triệu chứng giống viêm niệu đạo nhưng thăm trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt to, đau gây bí đái, thường gặp ở người cao tuổi.

Mủ ở bàng quang

Nếu mủ xuất phát từ bàng quang, là dấu hiệu của bệnh:

Viêm bàng quang: Người bệnh bị đái buốt đái rắt, đái ra mủ cuối bãi. Viêm bàng quang ở vi khuẩn thường, vi khuẩn lậu, lao, tiên phát hay hậu phát sau bí đái lâu ngày, thông đái lâu ngày gây bội nhiễm.

Sỏi bàng quang: Cần phải soi bàng quang để chấn đoán chắc chắn. Viêm mủ bàng quang lâu ngày sẽ gây viêm thận ngược dòng.

Mủ ở thận

Mủ xuất phát từ thận là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:

Viêm mủ bể thận: Do sỏi, vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác gây ứ đọng nước tiểu rồi gây bội nhiễm gây viêm mủ thận bể thận hậu phát.

Lao thận: Khi đã thành hang, bã đậu hoá sẽ có thể đái ra mủ. Nhưng thực ra đó là chất bả đậu. Có thể tìm thấy trực khuẩn lao trong đó.

Thận nhiều nang: Khi bị bội nhiễm, các nang biến thành mủ, đột nhiêm sốt cao, đau vùng thận và đái mủ.

Ung thư thận: Đôi khi có bội nhiểm vi khuẩn, nhưng rất hiếm.

Kết luận:

Để hình dung rõ hơn, nếu có mủ kèm theo đái buốt đái rắt chúng ta nghĩ tới nguyên nhân ở bàng quang niệu đạo:

  • Với nam giới, người già: Viêm tiền liệt tuyến.
  • Với nữ giới: Viêm bàng quang có mủ do vi khuẩn

Tiểu ra mủ mà không kèm đái buốt đái rắt thì do nguyên nhân ở thận với các bệnh như:

  • Lao thận khi đã thành hang.
  • Viêm mủ bể thận: do sỏi, có thai.

Nguồn: Theo Dieutri

]]>
https://nieubao.vn/dai-ra-mu-la-benh-gi-2010/feed/ 4
Tiểu buốt, tiểu dắt – Nỗi ám ảnh của nhiều người https://nieubao.vn/tieu-buot-tieu-rat-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi-1864/ https://nieubao.vn/tieu-buot-tieu-rat-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi-1864/#respond Mon, 02 Jun 2014 10:08:46 +0000 https://nieubao.vn/?p=1864 Viêm đường tiết niệu (VĐTN) là tình trạng có các tổn thương (vết loét, viêm) trên niêm mạc đường niệu. Tổn thương sâu vào mạch máu làm xuất hiện máu trong nước tiểu. Đây là bệnh dễ mắc và dễ tái phát, khiến nó trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Đi tiểu “buốt đến tận óc”

Chị Nguyễn Thị Thành (Bình Thuận) vẫn còn nhớ như in những ngày bị viêm đường tiết niệu. Là nhân viên kế toán, công việc ngập cả đầu, vậy mà cứ 5-10 phút chị lại phải chạy vào nhà vệ sinh, mỗi lần đi tiểu thì đúng là cực hình, ngoài cảm giác “buốt đến tận óc”, chị còn có cảm giác đau rát như kim châm. Mỗi lần từ nhà vệ sinh bước ra ngoài chị đều phải ôm bụng và nhăn mặt vì đau, sợ, thậm chí nhìn thấy nhà vệ sinh là chị lại “rợn tóc gáy”. Sau đó, chị có tìm hiểu trên mạng và được biết khả năng lớn là đang bị viêm đường tiết niệu, chị liền ra hiệu thuốc mua vài liều kháng sinh về uống. Thế nhưng khoảng nửa tháng sau, các triệu chứng trên lại quay lại và có thêm hiện tượng tiểu ra máu làm chị vô cùng lo lắng.

viem duong tiet nieu

Hết tiểu buốt, tiểu rắt bằng thảo dược

Đợt tái phát này, chị Thành không dám mua thuốc ngoài ở hiệu thuốc nữa, mà vào thẳng bệnh viện kiểm tra, kết quả chị bị tái phát viêm đường tiết niệu với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu. Bác sỹ kê một đơn kháng sinh liều cao uống trong 7 ngày, sau khi dùng hết đợt điều trị thì chị thấy mặt nổi nhiều mụn, người mệt mỏi, chán ăn các triệu chứng khi đi tiểu đỡ hơn nhiều nhưng vẫn còn cảm giác xót và tiểu dắt. Nghĩ rằng mình chưa khỏi hẳn lại sợ bị tái phát, chị liền tìm hiểu thêm về cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược và gọi đến tổng đài tổng tư vấn miễn cước 1800 1723 thì biết:  Kháng sinh điều trị VĐTN có phổ tác dụng rộng nên thường có các tác dụng phụ kèm theo, còn về triệu chứng tiểu vẫn còn xót là do các vết viêm loét chưa được lành hẳn. Trong trường hợp này, chị có thể dùng Niệu Bảo – thành phần 100% từ thảo dược để giúp nhanh lành các tổn thương, đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn của niêm mạc đường niệu cũng như tăng cường được hệ miễn dịch đường niệu, hạn chế nguy cơ tái phát. Thật tuyệt vời, sau khi uống hết 2 hộp chị không còn cảm giác tiểu buốt, tiểu dắt nữa, nước tiểu đã trong trở lại và cảm thấy thoải mái vô cùng. Giờ đây, người thân bạn bè bị chứng tiểu buốt, tiểu dắt do viêm đường tiết niệu, chị lại có thêm kinh nghiệm khuyên họ dùng Niệu bảo để an toàn cho sức khỏe.

Hải Nam

 

]]>
https://nieubao.vn/tieu-buot-tieu-rat-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi-1864/feed/ 0
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt https://nieubao.vn/nguyen-nhan-gay-tieu-buot-tieu-rat-1599/ https://nieubao.vn/nguyen-nhan-gay-tieu-buot-tieu-rat-1599/#comments Mon, 26 May 2014 08:46:11 +0000 https://nieubao.vn/?p=1599 Tiểu buốt, tiểu rắt thường là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu. Chứng bệnh này mang đến khá nhiều phiền toái trong cuộc sống cho người bệnh cũng như gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi có những triệu chứng này người bệnh nên đến các cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục, bạn đọc cùng tham khảo nhé.

dai buot dai rat

1. Nguyên nhân gây bệnh

Tiểu buốt, tiểu dắt là triệu chứng chính của bênh viêm đường tiết niệu, nguyên nhân chính dẫn tới có thể kể đến là do vi khuẩn (80% trường hợp là do E.Coli) và do hiện tượng nóng trong.

Do vi khuẩn gây nên: Biểu hiện như tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu đục và có mùi khai. Nếu không được chữa trị kịp thời các triệu chứng này sẽ ngày một nặng hơn và cảm giác đau buốt cũng ngày một tăng lên, có hiện tượng tiểu ra máu, ra mủ nặng hơn vi khuẩn lan lên thận gây viêm thận, suy thận và nhiễm trùng máu.

Do nóng trong: Ngoài hiện tượng đái buốt, đái dắt còn một số biểu hiện như nước tiểu vàng đậm, khai, tuy không diễn biến nặng hơn nhưng thường xuyên tái phát. Đối với những người có cơ địa nhiệt cũng thường xuyên bị nhiệt miệng, mẩn ngứa và táo bón.

2. Xử trí khi tiểu buốt, tiểu dắt

Tiểu buốt tiểu dắt do vi khuẩn ngược dòng gây nên viêm đường tiết niệu thì việc điều trị cần xả sạch vi khuẩn theo chiều ngược lại.

Theo đông y, Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa là hai loại thảo dược rất qúy được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu. Trong đó, Kim Ngân Hoa có tác dụng thanh nhiệt và được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Còn Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm rất tốt. Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo không chỉ giúp thông đường tiết niệu, đẩy các vi khuẩn bám trên bề mặt đường tiết niệu ra ngoài một cách an toàn, hiệu quả, mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp điều trị viêm đường tiết niệu do nóng trong rất tốt.

Sản phẩm Niệu Bảo có chứa cao Kim Tiền Thảo, cao Kim Ngân Hoa và ImmuneGamma® tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính.

nieu_bao

Ngoài ra, người bệnh nên uống đủ nước để đẩy vi khuẩn ra ngoài. Sử dụng râu ngô, bông mã đề, bồ công anh… nấu lấy nước uống rất tốt.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/nguyen-nhan-gay-tieu-buot-tieu-rat-1599/feed/ 4
Chứng tiểu buốt ở bà bầu và cách chữa https://nieubao.vn/chung-tieu-buot-o-ba-bau-1591/ https://nieubao.vn/chung-tieu-buot-o-ba-bau-1591/#comments Sun, 25 May 2014 04:38:32 +0000 https://nieubao.vn/?p=1591 Phụ nữ mang thai thường gặp triệu chứng như tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt. Chứng bệnh này làm bà bầu lo  lắng và mệt mỏi. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho các mẹ bầu về tình trạng tiểu buốt khi mang thai và một số biện pháp khắc phục.

tieu buot ba bau

Nguyên nhân gây hiện tượng đái buốt ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do:

  • Tâm hỏa lên cao
  •  Thấp nhiệt hạ chú
  •  Khí hư không mạnh lên được
  • Âm hư nội nhiệt

Tùy từng thể bệnh khác nhau mà có cách chữa trị thích hợp.

1. Tiểu buốt do tâm hỏa lên cao

Nguyên nhân

Khi mang thai âm huyết tập trung xuống để dưỡng thai nguyên, tâm hỏa mất điều dưỡng thì động dương lên cao. Do ăn nhiều thức ăn cay nhiệt uẩn kết ở trong gây động tâm hỏa, tâm với tiểu tràng giống như biểu lý, nhiệt di chuyển về tiểu tràng, truyền vào bàng quang, khí hóa mất bình thường, thủy đạo không thông thoát mà sinh ra tiểu buốt tiểu rắt.

Triệu chứng

Bà bầu thuờng bị đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, đau, nước tiểu ít và màu đỏ, miệng khát tâm phiền, miệng và lưỡi lở loét. Lưỡi đỏ, rêu, lưỡi vàng và khô, mạch hoạt sác.

Cách trị

Tả hỏa thông lâm, dùng bài thuốc:

  • Sinh địa 9g
  • Mộc thông 9g
  • Ngọn cây cam thảo 9g
  • Trúc diệp 9g
  • Mạch môn đông 9g

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

2. Tiểu buốt do thấp nhiệt hạ chú

Nguyên nhân

Nếu bà bầu chăm sóc cơ thể không cẩn thận dẫn tới tà thấp nhiệt xâm nhập vào, hoặc ăn quá nhiều cao lương mỹ vị bổ dưỡng, tỳ mất kiện vận, uẩn sinh thấp nhiệt, hoặc do gan mật thấp nhiệt hạ chú, thấp nhiệt uẩn kết ở bàng quang, khí hóa mất sự điều khiển thủy đạo bất lợi mà thành tử lâm.

Triệu chứng

Bà bầu thường có những triệu chứng như tiểu tiện ngắn, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đi tiểu thấy bỏng rát, đau buốt, nước tiểu vàng đục, ăn ít, tức ngực, miệng đắng, tâm phiền, khát mà uống nhiều nước, lưỡi đỏ, ở gốc lưỡi rêu vàng nhẫy, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Cách trị

Thanh nhiệt thông lâm bằng cách dùng bài thuốc:

  • Bạch thược 12g
  • Sinh địa 12g
  • Ngân hoa 12g
  • Hắc chi tử 9g
  • Phục linh 9g
  • Hoàng cầm 9g
  • Trúc diệp 9g
  • Trạch tả 9g
  • Xa tiền thảo 9g
  • Cam thảo 6g
  • Đăng tâm thảo 5 cọng

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

3. Tiểu buốt do khí hư suy không lên được

Nguyên nhân

Trung khí vốn hư nhược, hoặc khi có thai không chú ý giữ gìn và thiếu sự chăm sóc, lao động mệt mỏi quá sức, sinh ra khí hư suy, khí đã hư suy thì không có sức để nâng thai lên được, thai trụy, chèn ép bàng quang, thủy hành bất lợi, sinh ra hiện tượng đái buốt.

Triệu chứng

Khi đó, bà bầu thường có những triệu chứng như:

  • Tiểu tiện nhiều lần
  • Muốn đi tiểu ngay nhưng không được hoặc cứ thế ứa ra mà không kìm được
  • Nước tiểu màu vàng nhạt
  • Trước và sau khi nước tiểu ứa ra thì âm hộ hoặc bụng dưới sa xuống và đau
  • Sắc mặt ủ dột, tinh thần mệt mỏi
  • Khí đoản, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch tế hoãn (chậm chạp)

Cách trị

Ích khí, chỉ lâm, dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1

  • Mạch môn đông 12g
  • Thông thảo 9g
  • Hoạt thạch 15g
  • Đương quy 6g
  • Đăng tâm thảo 6g
  • Cam thảo 4g
  • Nhân sâm 9g
  • Tế tân 6g
  • Hoàng kỳ 9g
  • Thăng ma 9g

Sắc lấy nước uống 1 thang

Bài 2

  • Nhân sâm 9g
  • Mạch môn đông 15g
  • Hoàng kỳ 15g
  • Bạch truật 9g
  • Tang phiêu sao 9g
  • Thăng ma 9g

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

4. Tiểu buốt do âm hư nội nhiệt

Nguyên nhân

Cơ thể vốn âm hư, sau khi có thai, thận thủy, âm huyết tập trung vào nuôi dưỡng thai, nên âm tân càng thiếu hụt, hư nhiệt nội sinh, tướng hỏa thịnh vượng,  nóng bỏng bàng quang, tân dịch rít, thiếu, thủy đạo bất lợi, từ đó sinh tử lâm.

Triệu chứng

Phụ nữ mang bầu thường có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, rít, khó tiểu, rát bỏng, đau buốt, nước tiểu màu vàng, cơ thể gầy yếu, hai má ửng đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, tâm phiền khó ngủ, miệng khô uống ít nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng và khô, ít hoặc không có rêu lưỡi, mạch tế hoạt sác.

Cách trị

Tư âm thông lâm, dùng bài thuốc:

  • Sinh địa 21g
  • Xa tiền tử 21g
  • Tri mẫu 9g
  • Hoàng bá 9g
  • Hoài sơn 9g
  • Trạch tả 9g
  • Sơn thù du 9g
  • Phục linh 9g
  • Mạch môn đông 9g
  • Đan bì 9g

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

5. Cách dân gian trị tiểu buốt bà bầu

Dưới đây là một số cách dân gian hay sử dụng để điều trị đái buốt cho bà bầu:

1. Trư linh 150g, nghiền thành bột, uống với nước sôi mỗi lần 9g, ngày uống 3 lần, điều trị tiểu buốt cho bà bầu do thấp nhiệt sinh ra.

2. Rau sam tươi hoặc cây chua me đất mỗi thứ 1 nắm, nấu lấy nước chia làm 3 lần uống hết trong ngày giúp điều trị hiệu quả chứng tiểu buốt cho bà bầu do thấp nhiệt hạ chú.

3. Rễ cây chuối tiêu 30g, hạn liên thảo 30g, nấu lấy nước uống giúp chữa trị chứng bệnh tử lâm do âm hư, trong nước tiểu có lẫn máu.

4. Hải kim sa 6g, tang phiêu sao 6g, ích trí nhân 9g, đem sắc lấy nước uống, giúp điều trị chứng tiểu buốt khi có thai do thận hư có nhiệt.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/chung-tieu-buot-o-ba-bau-1591/feed/ 38
Phòng tránh chứng tiểu buốt https://nieubao.vn/phong-tranh-chung-tieu-buot-1585/ https://nieubao.vn/phong-tranh-chung-tieu-buot-1585/#respond Sat, 24 May 2014 04:00:56 +0000 https://nieubao.vn/?p=1585 Tiểu buốt gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng gây ra chủ yếu là do vi khuẩn E.coli. Chúng có thể xâm nhập trực tiếp đường tiết niệu hoặc qua quan hệ tình dụng không an toàn, qua phẫu thuật nội soi hoặc các dụng cụ y tế. Phòng tránh chứng tiểu buốt như thế nào để hiệu quả, dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu mách bạn đọc.

uong nuoc

Uống đủ nước phòng tránh chứng tiểu buốt

Sinh hoạt điều độ

Một số người có thói quen thức khuya sẽ làm cho lượng axit trong cơ thể tăng cao làm vi rút dễ dàng tấn công vào cơ thể. Do đó cần tập cho mình thói quen sinh hoạt điều độ để có cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể.

Giảm căng thẳng, stress

Nếu để tâm trạng căng thẳng, quá nhiều áp lực sẽ làm tích tụ axit trong cơ thể làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Vì vậy, giữ tâm trạng tốt và giải tỏa các áp lực trong cuộc sống sẽ duy trì độ kiềm nhẹ và tránh được chứng đi tiểu nhiều lần.

Chế độ ăn uống phù hợp

an rau

Chế độ ăn nhiều rau quả cung cấp chất xơ cơ thể

Chế độ ăn uống đủ chất và khoa học sẽ giúp cơ thể không hấp thụ lượng axit quá lơn và cân bằng lượng kiềm trong thức ăn. Nó sẽ rất có ích cho việc ngăn ngừa chứng tiểu nhiều lần. Đồng thời chế độ ăn nên cung cấp nhiều chất xơ để duy trì độ kiềm ổn định, tốt cho sức khỏe và làm giảm áp lực lên thận.

Không nên ăn các đồ ăn bị nhiễm hóa chất độc hại như nước nhiễm hóa chất, thực vật chứa chất bảo vệ thực vật.

Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp đào thải các chất độc và các vi khuẩn có hại trong cơ thể ra bên ngoài, rửa trôi các tác nhân có hại cho cơ thể.

Tránh hút thuốc, uống rượu bia

Tiểu buốt, tiểu nhiều , tiểu dắt có tác hại rất lớn, vì vậy cần phải kịp thời phòng tránh. Nếu bạn đã mắc phải chứng bệnh này thì cũng không cần quá lo lắng, hãy kịp thời đến các bệnh viện uy tín để điều trị.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/phong-tranh-chung-tieu-buot-1585/feed/ 0
Lá tiết dê chữa tiểu buốt, tiểu dắt https://nieubao.vn/la-tiet-de-chua-tieu-buot-tieu-rat-1580/ https://nieubao.vn/la-tiet-de-chua-tieu-buot-tieu-rat-1580/#comments Fri, 23 May 2014 03:24:20 +0000 https://nieubao.vn/?p=1580 Theo kinh nghiệm dân gian, lá tiết dê được sử dụng để chữa chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, nóng ruột, sôi bụng… khá hiệu quả. Vậy lá tiết dê có đặc điểm gì? Công dụng ra sao và cách sử dụng để chữa đái buốt, đái dắt thế nào? Cùng theo dõi chi tiết dưới đây.

Đặc điểm của cây tiết dê

tiet de

Cây tiết dê (Cissampelos pareira L.) có tên khác là dây mối trơn, hồ đằng, người Tày gọi là khau y tom, thuộc họ tiết dê (Menispermaceae). Đây là một dây leo bằng thân quấn có lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, mặt dưới có lông mịn.

Hoa của cây tiết dê mọc ở kẽ lá bao gồm hoa đực và hoa cái riêng với cụm hoa đực mọc thành ngù, có cuống. Hoa cái là xim phân đôi, không cuống. Quả hạch, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ. Cây mọc hoang ở cả vùng đồng bằng và miền núi.

Tác dụng của lá tiết dê

Theo dân gian lá tiết dê được coi như vị thuốc chữa các chứng bệnh như:

  • Sốt
  • Tiểu tiện khó khăn
  • Nước tiểu vàng
  • Tiểu buốt tiểu dắt
  • Đái ra máu
  • Nóng ruột
  • Sôi bụng
  • Táo bón, kiết lỵ

Thông thường người ta làm thành dạng thạch ăn cho mát, cách làm như sau:

Lấy chừng 50-100g lá tươi già, loại bỏ lá non, lá sâu, rửa sạch và tránh làm lá rách. Sau đó, để ráo nước, rồi cho vào chậu sạch, đổ một lít nước đun sôi để nguội. Vò mạnh cho nát lá chừng 15-20 phút. Lọc nhanh bằng vải  màn, tốt nhất là bằng rây rồi hớt hết bọt nổi ở trên, rồi để yên cho đông đặc.

Thời gian đông đặc từ 4-6 giờ, cho ra sản phẩm thạch màu xanh lá cây khá thơm ngon, mát và lạ miệng. Khi ăn lấy một phần thạch trộn với nước đường. Đường trắng 300g nấu với nửa lít nước, đun sôi 5-10 phút cho tan hết đường, lọc, để nguội, thêm vài giọt tinh dầu chuối hoặc ngâm mấy bông hoa nhài cho thơm, khuấy đều.

Ngoài ra, có thể dùng lá tiết dê trộn với lá găng trắng với lượng bằng nhau và làm như cách trên cho loại thạch thơm ngon và mát.

Lá tiết dê còn chữa đau mắt đỏ bằng cách lấy lá tươi rửa sạch, nhúng qua nước đun sôi để nguội, rồi giã nát, gói vào vải xô sạch, đắp lên mắt, ngày 2 lần.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/la-tiet-de-chua-tieu-buot-tieu-rat-1580/feed/ 2
Khi tiểu buốt, tiểu dắt tái đi tái lại nhiều lần…. https://nieubao.vn/khi-tieu-buot-tieu-rat-tai-di-tai-lai-nhieu-lan-1785/ https://nieubao.vn/khi-tieu-buot-tieu-rat-tai-di-tai-lai-nhieu-lan-1785/#comments Thu, 22 May 2014 04:19:52 +0000 https://nieubao.vn/?p=1785 Vốn cho rằng mình là người khỏe mạnh, vì trước nay chị Thắm (Tam Nông – Phú Thọ) chẳng mấy khi ốm đau. Vậy mà mới từ đầu năm đến giờ cuộc sống của chị gần như bị đảo lộn khi chứng tiểu buốt, tiểu dắt liên tục ghé thăm chị… 

Bệnh tái đi tái lại không rõ nguyên nhân…

 Chị Nguyễn Thị Thắm sinh ra ở Huế, nhưng lại lấy chồng ở Phú Thọ. Là một kế toán, nên chị phải ngồi nhiều và điều duy nhất băn khoăn của chị là “béo bụng”. Năm nay 43 tuổi nhưng chưa lần nào chị thấy mình ốm đau phải nghỉ dài ngày ở nhà, trừ 2 lần sinh đẻ. Thế mà, thời gian gần đây chị liên tục bị chứng tiểu buốt, tiểu dắt ghé thăm. Ban đầu chỉ là triệu chứng tiểu hơi gờn gợn, sau đó là tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu đục có vẩn đỏ. Không chịu đựng được nữa, chị mới đi vào viện khám thì được biết mình bị viêm đường tiết niệu. Tại đây, chị đã được kê đơn điều trị kháng sinh trong 10 ngày. Sau đợt điều trị, các triệu chứng lui dần, bệnh gần như đã khỏi hoàn toàn khiến chị vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau, các triệu chứng trên lại quay lại với mức độ dồn dập hơn. Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này chị lấy đơn thuốc cũ ra hiệu thuốc mua, song uống hết đơn mà chị vẫn còn hiện tượng tiểu són, không còn đau rát nữa nhưng khó chịu vô cùng. Sợ rằng mình nhờn thuốc, chị Thắm đành theo lời người tư vấn đổi loại kháng sinh khác, song chứng bệnh chỉ thuyên giảm và cứ tái đi tái lại. Chữa hết tây y, chị dùng thuốc lá của các thầy lang nhưng không thể khỏi hoàn toàn bệnh, gây ảnh hưởng  nhiều đến sinh hoạt hàng ngày , đặc biệt mỗi lần như vậy là vợ chồng lại phải “ly thân”…

tieu rat

Tiểu buốt, tiểu dắt tái đi tái lại làm ảnh hưởng và trở thành nỗi ảm ảnh cho cuộc sống người bệnh

Nguyên nhân gốc rễ gây bệnh

Đã hơn 2 năm chị không về thăm nhà, nhân dịp hai đứa con vừa thi học kỳ xong, được nghỉ hè, chị quyết định về quê một chuyến. Lần này về quê cùng mẹ con chị còn có cô cháu gái họ đang làm tại bệnh viện Y học cổ truyền. Do đi đường dài mà bệnh chưa dứt hẳn nên chị cứ nhấp nha nhấp nhổm, lát lát chị lại phải chạy vào nhà vệ sinh một lần. Dường như hiểu được vấn đề chị đang gặp phải, cô cháu gái liền ghé tai hỏi nhỏ, còn chị thì như được cởi tấm lòng, liền kể hết tình trạng bệnh cũng như những nỗi khổ mà chị đang phải trải qua. Khi đó, chị được cô cháu gái chia sẻ, có thể tuổi chị đang bước sang tuổi tiền mãn kinh nên nội tiết tố nữ giảm thấp làm cho niêm mạc tiết niệu – sinh dục teo, khô, mất độ mềm mại, chất nhờn cũng không được tiết nhiều như trước nên khả năng chống lại vi khuẩn, nấm cũng giảm, vì thế chị rất hay mắc các bệnh phụ khoa, tiết niệu. Đối với các trường hợp này, nên sử dụng những thảo dược tự nhiên để trị bệnh, vừa an toàn mà tránh được các tác dụng phụ gây ra.

 Cách chữa viêm đường tiết niệu an toàn từ thảo dược

Chia sẻ về điều này, các bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu cho biết: Y học cổ truyền có những cơ chế chữa bệnh viêm đường tiết niệu không khác với tây y (là tiêu diệt vi khuẩn gây viêm) an toàn , hiệu quả và lại còn có thể giải quyết cả nguyên nhân “nóng trong” mà tây y bỏ sót. Theo đó, Kim tiền thảo và Kim ngân hoa là hai dược liệu hay được dùng nhất khi bị tiểu buốt, dắt vì có các tác dụng trên.

Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, hai thảo dược trên đã được chiết xuất tối đa và đưa vào sản phẩm Niệu Bảo, giúp giảm nhanh các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu đục sau khoảng 1-2 ngày sử dụng. Đặc biệt, sự kết hợp hai vị thuốc trên với ImmuneGamma® – một hoạt chất sinh học theo công nghệ mới của Hoa Kỳ trong sản phẩm Niệu Bảo có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên làm tăng sức đề kháng của đường niệu với các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm nguy cơ tái phát hiệu quả.

Để được tư vấn thêm về bệnh viêm đường tiết niệu, độc giả có thể  gọi tổng đài 1800.1723 (miễn cước) trong giờ hành chính.

]]>
https://nieubao.vn/khi-tieu-buot-tieu-rat-tai-di-tai-lai-nhieu-lan-1785/feed/ 4