Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Lời khuyên của bác sĩ cho người bệnh tiểu dắt https://nieubao.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-benh-tieu-rat-2266/ https://nieubao.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-benh-tieu-rat-2266/#respond Mon, 20 Oct 2014 01:54:57 +0000 https://nieubao.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-benh-tieu-rat-2266/ Tiểu dắt làm cho người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu khá ít và có màu đục. Không những vậy, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống vì thay đổi thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ để cải thiện tình trạng này.

khuyen

Tiểu dắt do cơ sàn chậu không đàn hồi

Cơ sàn chậu hỗ trợ bàng quang và niệu đạo vì vậy khi nó bị suy yếu, cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt dẫn tới nước tiểu rò rỉ.

Vì vậy theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh nên tạo một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ bất ngờ. Tình trạng bệnh không cải thiện thì bạn có thể tham gia một lớp vật lý trị liệu giúp tăng cường sàn chậu.

Tiểu rắt do tập thể dục quá sức

Khi tập luyện quá sức dễ dẫn tới hiện tượng tiểu dắt. Do đó, để hạn chế tình trạng trên bạn không nên uống nhiều nước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao.

Tiểu rắt do uống trà, cà phê

Đây là những chất gây kích thích bàng quang dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều, làm cho chứng tiểu rắt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi sử dụng các loại thức uống này, thay vào đó là uống nước lọc, không nên lạm dụng thức uống này.

Tiểu rắt do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc có tác dụng giãn cơ bắp có thể vô tình làm giãn sự chặt chẽ cơ bàng quang và niệu đạo. Một số thuốc làm bạn đi tiểu nhiều hơn như thuốc lợi tiểu chứa bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…

Do đó khi sử dụng thuốc cần đọc rõ hướng dẫn trước khi sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng là:

  • Tiểu buốt
  • Tiểu dắt
  • Ngứa, bỏng rát, mùi hôi ở vùng kín

Do đó, bạn cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám cũng như điều trị bệnh khỏi triệt để.

Tiểu rắt do táo bón

Khi bạn táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu dắt. Theo lời khuyên của bác sĩ, để tránh được tiểu rắt bạn chỉ cần giải quyết được vấn đề táo bón. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, nhiều trái cây, rau, uống đủ nước mỗi ngày.

]]>
https://nieubao.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-benh-tieu-rat-2266/feed/ 0
Tiểu ra mủ là bệnh gì? https://nieubao.vn/dai-ra-mu-la-benh-gi-2010/ https://nieubao.vn/dai-ra-mu-la-benh-gi-2010/#comments Wed, 23 Jul 2014 08:27:36 +0000 https://nieubao.vn/?p=2010 Tiểu ra mủ (đái ra mủ) là hiện tượng có mủ trong nước tiểu, trong trường hợp này nước tiểu chứa nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa. Tiểu ra mủ có thể là dạng đơn thuần, cũng có thể kèm theo máu.

tieu ra mu

Phân loại chứng tiểu ra mủ

Đái ra mủ chia làm 2 loại:

  • Đái ra mủ đại thể
  • Đái ra mủ vi thể

Đái ra mủ đại thể: Nước tiểu có nhiều mủ sẽ đục, để sẽ có lắng cặn, nước tiểu ở trên mủ ở dưới. Cặn mủ gồm: các sợi, các hạt lấm tấm, các đám mây và chất nhầy.

Đái ra mủ vi thể: Soi qua kính hiển vi thấy các sợi, tế bào huỷ hoại bạch cầu bị thoái hoá, có thể thấy cả vi khuẩn Coli, tụ cầu…nước tiểu lấy phải thử ngay mới có giá trị: nếu để lâu, các tế bào và bạch cầu tự huỷ hoại.

Chẩn đoán phân biệt tiểu ra mủ

Nếu tiểu ra mủ kèm theo nước tiểu đục có thể là các loại sau đây:

Dưỡng chấp

Đặc điểm: Nước tiểu đục, hoặc trắng như nước vo gạo. Nếu nhiều có thể đông lại như cục thạch. Thử có nhiều dưỡng chấp. Soi kính, không có tế bào niêm mạch bị huỷ hoại, ít bạch cầu.

Đái ra Photphat urat

Đặc điểm: Nước tiểu trắng như nước vo gạo, để có lắng cặn ở dưới, nhưng không có các sợi hay đám mây… đun nóng sẽ kết tủa, nhưng rỏ axit axetic 1/10 tủa sẽ tan, và nước tiểu trong trở lại.

Đái ra tinh dịch

Đặc điểm: Cuối bãi, nước tiểu đục như nước vo gạo. Soi kính có nhiều tinh trùng.

Nước tiểu có lẫn khí hư

Phân biệt bằng cách lấy nước tiểu bằng ống thông.

Nước tiểu có nhiều vi khuẩn

Nước tiểu đục, không có mủ, có mùi amoniac. Số lượng nước tiểu trong bạch cầu vẫn bình thường.

Đái ra mủ là biểu hiện bệnh gì?

Hiện tượng đái ra mủ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Thông thường đó chính là tổn thương ở 3 nơi:

  • Niệu đạo
  • Bàng quang
  • Thận

Mủ ở niệu đạo

Nếu mủ ở niệu đạo, biểu hiện của các bệnh lý sau:

Viêm niệu đạo: do lậu, loét hạ cam với các triệu chứng đái buốt đái rắt, đái ra mủ ở đầu bãi. Khi lấy mủ ở bao quy đầu hay niệu đạo soi sẽ thấy lậu cầu hình hạt cà phê hay trực khuẩn hạ cam.

Viêm hoặc apxe tiền liệt tuyến: Triệu chứng giống viêm niệu đạo nhưng thăm trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt to, đau gây bí đái, thường gặp ở người cao tuổi.

Mủ ở bàng quang

Nếu mủ xuất phát từ bàng quang, là dấu hiệu của bệnh:

Viêm bàng quang: Người bệnh bị đái buốt đái rắt, đái ra mủ cuối bãi. Viêm bàng quang ở vi khuẩn thường, vi khuẩn lậu, lao, tiên phát hay hậu phát sau bí đái lâu ngày, thông đái lâu ngày gây bội nhiễm.

Sỏi bàng quang: Cần phải soi bàng quang để chấn đoán chắc chắn. Viêm mủ bàng quang lâu ngày sẽ gây viêm thận ngược dòng.

Mủ ở thận

Mủ xuất phát từ thận là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:

Viêm mủ bể thận: Do sỏi, vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác gây ứ đọng nước tiểu rồi gây bội nhiễm gây viêm mủ thận bể thận hậu phát.

Lao thận: Khi đã thành hang, bã đậu hoá sẽ có thể đái ra mủ. Nhưng thực ra đó là chất bả đậu. Có thể tìm thấy trực khuẩn lao trong đó.

Thận nhiều nang: Khi bị bội nhiễm, các nang biến thành mủ, đột nhiêm sốt cao, đau vùng thận và đái mủ.

Ung thư thận: Đôi khi có bội nhiểm vi khuẩn, nhưng rất hiếm.

Kết luận:

Để hình dung rõ hơn, nếu có mủ kèm theo đái buốt đái rắt chúng ta nghĩ tới nguyên nhân ở bàng quang niệu đạo:

  • Với nam giới, người già: Viêm tiền liệt tuyến.
  • Với nữ giới: Viêm bàng quang có mủ do vi khuẩn

Tiểu ra mủ mà không kèm đái buốt đái rắt thì do nguyên nhân ở thận với các bệnh như:

  • Lao thận khi đã thành hang.
  • Viêm mủ bể thận: do sỏi, có thai.

Nguồn: Theo Dieutri

]]>
https://nieubao.vn/dai-ra-mu-la-benh-gi-2010/feed/ 4
Nguyên nhân gây tiểu dắt ra máu https://nieubao.vn/nguyen-nhan-gay-tieu-rat-ra-mau-1668/ https://nieubao.vn/nguyen-nhan-gay-tieu-rat-ra-mau-1668/#respond Tue, 03 Jun 2014 07:11:46 +0000 https://nieubao.vn/?p=1668 Hiện tượng tiểu dắt ra máu là triệu chứng thường gặp của các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Chẳng hạn như viêm thận mãn và cấp tính, u đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu… Khi gặp trường hợp này cần đến những trung tâm y tế để kiểm tra tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.

tieu rat ra mau

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tiểu dắt ra máu:

Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính

Hiện tượng đi kèm bao gồm:

  • Tiểu ra máu kèm tiểu ít
  • Nước tiểu nhiều đạm
  • Huyết áp cao
  • Bị viêm amidan trước khi phát bệnh một tuần

Viêm bể thận

Với các biểu hiện:

  • Tiểu ra máu kèm tiểu buốt
  • Tiểu nhiều lần
  • Đau lưng
  • Sốt

Sỏi đường tiết niệu

Bị sỏi đường tiết niệu có các triệu chứng như:

  • Tiểu ngắt quãng
  • Tiểu khó
  • Tiểu buốt
  • Quặn đau ở thận…

Ban xuất huyết dị ứng

Khi bị mắc chứng bệnh này người bệnh thường xuất hiện những nốt xuất huyết ở bên ngoài da, đau khớp, xuất huyết dạ dày đường ruột. Sau khi xuất hiện những nốt xuất huyết từ 2 – 4 tuần thì có hiện tượng đi tiểu ra máu.

Lao thận

Theo thống kê có tới 90% các trường hợp bị lao thận có triệu chứng tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt và ngày càng trầm trọng hơn.

Thận và niệu đạo bị tổn thương

Thường có tiền sử tổn thương ở phần lưng hay bụng, như va đập, tai nạn.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/nguyen-nhan-gay-tieu-rat-ra-mau-1668/feed/ 0
Tiểu buốt, tiểu dắt – Nỗi ám ảnh của nhiều người https://nieubao.vn/tieu-buot-tieu-rat-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi-1864/ https://nieubao.vn/tieu-buot-tieu-rat-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi-1864/#respond Mon, 02 Jun 2014 10:08:46 +0000 https://nieubao.vn/?p=1864 Viêm đường tiết niệu (VĐTN) là tình trạng có các tổn thương (vết loét, viêm) trên niêm mạc đường niệu. Tổn thương sâu vào mạch máu làm xuất hiện máu trong nước tiểu. Đây là bệnh dễ mắc và dễ tái phát, khiến nó trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Đi tiểu “buốt đến tận óc”

Chị Nguyễn Thị Thành (Bình Thuận) vẫn còn nhớ như in những ngày bị viêm đường tiết niệu. Là nhân viên kế toán, công việc ngập cả đầu, vậy mà cứ 5-10 phút chị lại phải chạy vào nhà vệ sinh, mỗi lần đi tiểu thì đúng là cực hình, ngoài cảm giác “buốt đến tận óc”, chị còn có cảm giác đau rát như kim châm. Mỗi lần từ nhà vệ sinh bước ra ngoài chị đều phải ôm bụng và nhăn mặt vì đau, sợ, thậm chí nhìn thấy nhà vệ sinh là chị lại “rợn tóc gáy”. Sau đó, chị có tìm hiểu trên mạng và được biết khả năng lớn là đang bị viêm đường tiết niệu, chị liền ra hiệu thuốc mua vài liều kháng sinh về uống. Thế nhưng khoảng nửa tháng sau, các triệu chứng trên lại quay lại và có thêm hiện tượng tiểu ra máu làm chị vô cùng lo lắng.

viem duong tiet nieu

Hết tiểu buốt, tiểu rắt bằng thảo dược

Đợt tái phát này, chị Thành không dám mua thuốc ngoài ở hiệu thuốc nữa, mà vào thẳng bệnh viện kiểm tra, kết quả chị bị tái phát viêm đường tiết niệu với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu. Bác sỹ kê một đơn kháng sinh liều cao uống trong 7 ngày, sau khi dùng hết đợt điều trị thì chị thấy mặt nổi nhiều mụn, người mệt mỏi, chán ăn các triệu chứng khi đi tiểu đỡ hơn nhiều nhưng vẫn còn cảm giác xót và tiểu dắt. Nghĩ rằng mình chưa khỏi hẳn lại sợ bị tái phát, chị liền tìm hiểu thêm về cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược và gọi đến tổng đài tổng tư vấn miễn cước 1800 1723 thì biết:  Kháng sinh điều trị VĐTN có phổ tác dụng rộng nên thường có các tác dụng phụ kèm theo, còn về triệu chứng tiểu vẫn còn xót là do các vết viêm loét chưa được lành hẳn. Trong trường hợp này, chị có thể dùng Niệu Bảo – thành phần 100% từ thảo dược để giúp nhanh lành các tổn thương, đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn của niêm mạc đường niệu cũng như tăng cường được hệ miễn dịch đường niệu, hạn chế nguy cơ tái phát. Thật tuyệt vời, sau khi uống hết 2 hộp chị không còn cảm giác tiểu buốt, tiểu dắt nữa, nước tiểu đã trong trở lại và cảm thấy thoải mái vô cùng. Giờ đây, người thân bạn bè bị chứng tiểu buốt, tiểu dắt do viêm đường tiết niệu, chị lại có thêm kinh nghiệm khuyên họ dùng Niệu bảo để an toàn cho sức khỏe.

Hải Nam

 

]]>
https://nieubao.vn/tieu-buot-tieu-rat-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi-1864/feed/ 0
Chữa đái dắt bằng quả bầu https://nieubao.vn/chua-dai-rat-bang-qua-bau-1665/ https://nieubao.vn/chua-dai-rat-bang-qua-bau-1665/#respond Mon, 02 Jun 2014 03:31:03 +0000 https://nieubao.vn/?p=1665 Cây bầu rất quen thuộc với người dân trong những món ăn hàng ngày. Quả bầu non được sử dụng làm các món ăn như xào, luộc hoặc nấu canh. Ngoài công dụng đó nhiều người thấy bất ngờ khi bầu được dùng để chữa bệnh đái dắt hiệu quả. Dưới đây là công dụng chữa bệnh từ quả bầu, bạn đọc cùng tham khảo.

qua bau

Đặc điểm cây bầu

Cây bầu còn được gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Bầu dùng làm thuốc và được thu hái khi chưa chín hẳn. Quả và hạt sử dụng làm thuốc là chủ yếu. Tuy nhiên người ta còn sử dụng cả lá, tua cuốn, hoa, rễ để trị bệnh. Tuy bỏ vỏ lấy hạt; nhưng quả già vỏ cũng được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Bầu có vị hơi nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ ngứa, giúp trị các chứng như tiểu tiện ít, phổi nóng, ho…

Thịt quả bầu có tính hàn vị ngọt giúp giải nhiệt, trừ độc trị các chứng đái dắt, mụn lở, đái tháo… Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng, nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng chướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng, lợi răng lung lay, tụt lợi. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.

Quả bầu già khi sắc lên lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước (nhưng chỉ nên dùng kết hợp trị liệu trong bệnh phù nước khi ở cơ sở cấp cứu). Cần chú ý bầu không nên sử dụng cho người bị phong hàn, ăn khó tiêu vì tính mát nên ăn nhiều dễ bị đau bụng.

Bài thuốc chữa bệnh từ bầu

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu:

  • Đái tháo đường, đái dắt, máu nóng sinh lở ngứa: Thịt bầu 50 – 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.
  • Bụng trướng tích nước, tiểu tiện ít: Lấy quả bầu tươi 50 – 100g, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy vỏ bầu 30g, vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí ngô 30g, hợp lại sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Chứng bệnh vàng da: Rễ bầu sắc lấy nước thêm chút đường uống (theo kinh nghiệm ở Ấn Độ).
  • Phổi nóng, sinh ra ho: Bầu quả 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.
  • Trị răng lung lay viêm tụt lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 – 4 lần.
  • Viêm gan, vàng da, sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.

Nguồn:SKDS

]]>
https://nieubao.vn/chua-dai-rat-bang-qua-bau-1665/feed/ 0
Đái dắt ở trẻ và cách trị https://nieubao.vn/tieu-rat-o-tre-va-cach-tri-1660/ https://nieubao.vn/tieu-rat-o-tre-va-cach-tri-1660/#comments Sun, 01 Jun 2014 03:00:06 +0000 https://nieubao.vn/?p=1660 Đái dắt thường xuyên ghé thăm đối tượng là trẻ nhỏ gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu ở bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ví dụ như chức năng thận yếu, viêm đường tiết niệu, cơ thể nhiệt, nước tiểu bị nhiễm khuẩn… Khi bé gặp phải chứng bệnh này cần có cách chữa kịp thời để không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

tieu dat o tre

1. Nguyên nhân gây chứng tiểu dắt ở trẻ

Tiểu dắt có những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi khá ít, trong khi nước tiểu màu vàng đục. Không nên chủ quan với chứng bệnh này vì nếu để lâu và không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và gây các biến chứng cho thận.

Nguyên nhân gây đái dắt cho bé thường là:

  • Viêm đường tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn nước tiểu
  • Cơ thể nhiệt…

Các bé cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo, nếu có các biểu hiện trên cần đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời

2. Bài thuốc dân gian trị đái dắt cho bé

rau ngo

Râu ngô giúp trị đái rắt hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị chứng tiểu dắt (đái dắt) hiệu quả cho bé yêu nhà bạn:

  • Râu ngô, rau mã đề, ngọn tre non, rửa sạch, phơi khô, nấu uống cả ngày thay nước.
  • Bột sắn dây đem pha với nước sôi để nguội cho uống nhiều lần trong ngày.
  • Rau má rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước uống.
  • Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, tất cả rửa sạch, phơi khô, đem nấu nước uống ngày 2 – 3 lần.
  • Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh sắc uống ngày 2 – 3 lần.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/tieu-rat-o-tre-va-cach-tri-1660/feed/ 35
Tiểu dắt ở phụ nữ mang thai https://nieubao.vn/tieu-rat-o-phu-nu-mang-thai-1656/ https://nieubao.vn/tieu-rat-o-phu-nu-mang-thai-1656/#comments Sat, 31 May 2014 08:20:49 +0000 https://nieubao.vn/?p=1656 Khi mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và cảm thấy khá mệt mỏi. Đặc biệt là từ những tháng thứ ba, khi tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên màng quang khiến bà bầu phải đối phó thêm nhiều chứng về đường tiểu tiện chẳng hạn như đái buốt, đái dắt. Vậy cần xử trí như thế nào? Chế độ ăn ra sao để khắc phục trường hợp này? Cùng theo dõi thông tin hữu ích dưới đây.

ba bau

Nguyên nhân tiểu dắt ở bà bầu

Hiện tượng tiểu dắt thường xuất hiện vào ban đêm và ở các chị em mới có bầu trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của bà bầu chứ không phải là chứng bệnh. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do bàng quang có vị trí ngay phía trước tử cung, cả 2 cơ quan này nằm trong lòng xương chậu, phía sau xương mu. Khi mang bầu, tử cung to lên đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây nên kích thích cho người có thai luôn có cảm giác buồn đi tiểu và gây nên tình trạng tiểu rắt.

Thông thường, sau 3 tháng tử cung phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu nên sẽ không trực tiếp đè lên bàng quang nữa khi đó tình trạng đái dắt sẽ chấm dứt. Nhưng khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang và lúc đó tình trạng đái dắt lại có thể xuất hiện.

Xử trí như thế nào?

Khi gặp phải trường hợp này, bà bầu nên tránh đồ uống như trà, cà phê, bia rượu… vì chúng giữ nước trong thận làm thận phải làm việc vất vả gây nên hiện tượng tiểu rắt.
Đặc biệt không nên nhịn tiểu, uống nước lọc hàng ngày vì nó đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe cũng như giữ mực nước ối ổn định đảm bảo cho thai kỳ phát triển. Đồng thời nên chia đồ uống trong ngày làm nhiều lần, uống ít trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm.
Nếu bà bầu bị tiểu không kiểm soát được thì bạn nên chủ động vào nhà vệ sinh trước khi muốn đi tiểu. Sau đó một tuần hoặc lâu hơn, dần dần kéo dài thời gian giữa những lần ghé thăm nhà vệ sinh. Cứ thế cho đến khi bạn đi tiểu ba giờ một lần (hoặc đến khi bạn đạt được mục tiêu mà mình hay bác sỹ của mình thiết lập).

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu dắt

rau qua

Chất xơ rất tốt cho bà bầu bị tiểu rắt

Lời khuyên cho bà bầu gặp trường hợp này đó là nên ăn nhiều trái cây, rau quả và các thực phẩm giàu chất xơ khác. Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể
Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ chuyên khoa về thuốc làm mềm phân nếu như giải pháp ăn uống không cải thiện nhiều cho bạn.

Bài tập cho bà bầu cải thiện

Bắt đầu bài tập Kengen tăng cường cơ bắp sàn khung chậu với động tác như sau:

Bạn hãy co bóp cơ âm đạo của bạn, giữ trong 10 giây, sau đó nghỉ ngơi trong 10 giây tiếp theo trước khi bắt đầu lần tập kế tiếp. Mỗi tuần, tăng số lần lặp lại động tác này thêm 5 giây, cho đến khi bạn đạt đến 25 – 30 giây cho mỗi cơn co. Tiếp tục làm bài tập này trong suốt thai kỳ của bạn.

Để chắc chắn rằng bạn đang làm chúng một cách chính xác, hãy cố gắng giữ lại “dòng chảy” trong khi đi tiểu. Nếu bạn có thể thực hiện điều đó, nghĩa là bạn đã thực hiện bài tập Kegel thích hợp. Nhưng lưu ý là bạn đừng làm điều này nhiều hơn một lần trong khi đi vệ sinh vì nó có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu.

Dấu hiệu tiểu rắt nguy hiểm?

Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bà bầu cần chú ý vì đó là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm:

  • Đau
  • Nóng rát khi đi tiểu

Khi đó cần gặp bác sĩ ngay vì rất có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên nếu không điều trị kịp thời dễ gây nhiễm trùng thận hoặc sinh non.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/tieu-rat-o-phu-nu-mang-thai-1656/feed/ 10
Rau mồng tơi chữa đái dắt hiệu quả https://nieubao.vn/rau-mong-toi-chua-dai-dat-hieu-qua-1653/ https://nieubao.vn/rau-mong-toi-chua-dai-dat-hieu-qua-1653/#respond Fri, 30 May 2014 07:38:52 +0000 https://nieubao.vn/?p=1653 Rau mồng tơi không chỉ biết đến là loại rau ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc tuyệt vời trị bệnh đái dắt hiệu quả. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu về công dụng của rau mồng tơi trong chữa bệnh.

mong toi

Theo đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng… Do đó mồng tơi được sử dụng để chữa các chứng bệnh như đái dắt, táo bón, làm đẹp da, tiểu buốt… rất hiệu quả.

1. Trị tiểu dắt

Sắc lấy nước uống bằng rau mồng tơi, chia làm nhiều lần trong ngày có thể chữa bệnh tiểu tiện không thông, đái dắt và đái nhỏ giọt.

2. Chữa tiểu buốt

Lấy lá mồng tơi rửa sạch sau đó cho vào cối giã cho tới khi nát nhuyễn rồi chắt lấy nước cho vào một chút nước sôi để nguội sao đó cho thêm vào 1 ít muối. Bã rau đắp vào phần bụng dưới, chỗ bàng quang. Làm như vậy vài lần là khỏi.

3. Trị núm vú sưng

Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

4. Chữa táo bón

Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Vì vậy, nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày, dùng vài ngày sẽ giúp đại tiện thông.

5. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Nếu phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Có thể nấu gà ác với mùng tơi, đậu đen ninh nhừ sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục và có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

6. Tác dụng làm đẹp da

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

7. Chữa đau nhức xương, các vết thương

Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

8. Chữa yếu sinh lý

Nấu rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Nguồn: Eva

]]>
https://nieubao.vn/rau-mong-toi-chua-dai-dat-hieu-qua-1653/feed/ 0
Bài thuốc dân gian chữa tiểu dắt https://nieubao.vn/bai-thuoc-dan-gian-chua-tieu-rat-1634/ https://nieubao.vn/bai-thuoc-dan-gian-chua-tieu-rat-1634/#respond Thu, 29 May 2014 07:05:36 +0000 https://nieubao.vn/?p=1634 Tiểu dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, nước tiểu màu vàng đục. Bên cạnh việc dùng thuốc, dân gian có một số kinh nghiệm chữa tiểu dắt hiệu quả. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số mẹo hay chữa tiểu buốt, các bạn cùng tham khảo.

Bài 1: Rau đắng

rau dang

Rau đắng 15 – 20g khô hoặc sấy khô sắc uống thường xuyên

Bài 2: Củ sắn dây

san day

Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, rây thật mịn và hoà với đường uống và dùng trong 10 ngày.

Bài 3: Bí xanh

bi xanh

Lấy một miếng bí xanh to bằng bát con sau đó gọt vỏ, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Ngoài ra cũng có thể gọt vỏ để ăn sống ăn được bao nhiêu tùy thích. Ăn 2 -10 ngày bệnh có thể thuyên giảm.
Nếu không ăn sống được, luộc bí và uống cả nước luộc sẽ rất tốt.

Bài 4: Rau mồng tơi

mong toi

Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh tiểu dắt

Bài 5: Râu ngô

rau ngo

Dùng râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề, đậu đen, củ sả với lượng bằng nhau sau đó đem phơi khô và sắc uống ngày 2-3 lần, dùng trong 1 tuần.

Bài 6: Lá mảnh

la manh

Lá mảnh cộng tươi rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cho uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần một bát con.

Bài 7: Mã đề

ma de

Mã đề 20g, bầu đất 30g, râu ngô 20g, cho tất cả vào sắc uống ngày một thang và dùng 7 – 10 ngày.

Bài 8: Bồ công anh

bo cong anh

Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.

Bài 9: Mề gà

me ga

Lấy 20 mề gà, lột lấy da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra chế độ ăn cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi, kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…

Bài 10: Búp tre

bup tre

Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần, uống 1 tuần.

Bài 11: Hoa súng

Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Bài 12: Kim anh tử

kim anh tu

Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng tiểu dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày dùng 2 lần.

Bài 13: Lá bìm bìm

bim bip

Lá bìm bịp, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.

Bài 14: Trầu không

trau khong

Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái dắt.

Bài 15: Rau má

rau ma

Rau má rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước uống chữa tiểu dắt hiệu quả.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/bai-thuoc-dan-gian-chua-tieu-rat-1634/feed/ 0
Tiểu Dắt – Lời khuyên của bác sĩ https://nieubao.vn/tieu-rat-loi-khuyen-cua-bac-si-1627/ https://nieubao.vn/tieu-rat-loi-khuyen-cua-bac-si-1627/#respond Wed, 28 May 2014 06:43:22 +0000 https://nieubao.vn/?p=1627 Hiện tượng tiểu dắt làm người bệnh tăng số lần đi tiểu lên trong ngày, nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần đi rất ít, nước tiểu có màu vàng đục. Nó làm cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị đảo lộn và mang lại nhiều phiền phức. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ cụ thể cho từng trường hợp bị tiểu dắt, bạn đọc cùng tham khảo.

tieu rat

Nguyên nhân gây ra tiểu dắt khá nhiều, có thể do thể dục quá sức, do thuốc hoặc có thể do mắc các bệnh về đường tiết niệu. Việc xác định rõ nguyên nhân rất có ích cho việc điều trị sau này.

1. Tiểu dắt co cơ sàn chậu không đàn hồi

Cơ sàn chậu có tác dinh hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo, khi bị suy yếu thì lúc bạn cười cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như bình thường kiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
Khi gặp trường hợp này cần tạo một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen cho bàng quang và giúp nó không bị rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình vẫn không có gì khả quan nên tham gia lớp vật lý trị liệu để tăng cường sàn chậu.

2. Tiểu dắt do hoạt động thể dục quá sức

the duc

Nếu bị tiểu dắt do thể dục quá sức, do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình tập luyện quá sức. Vì vậy, bạn không nên uống quá nhiều nước khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao và vận động một cách vừa phải.

3. Tiểu dắt do thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tiểu dắt. Ví dụ như thuốc lợi tiểu chứ bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…
Bạn nên đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Tiểu dắt do trà và cà phê

uong nuoc

Uống đủ nước tốt cho sức khỏe

Thực tế thì trà và cà phê có tác dụng kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Do đó khi mắc chứng tiểu rắt cần suy nghĩ khi uống đồ uống này. Khi gặp phải trường hợp này bạn nên uống nước lọc sau khi dùng trà, cà phê. Nên hạn chế uống chúng vào buổi sáng nếu thực sự thấy không cần thiết, đặc biệt nên nhớ không nên lạm dụng loại đồ uống này.

5. Tiểu dắt do viêm nhiễm đường tiết niệu

Các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu gây kích thích lên niêm mạc bàng quang gây ra hiện tượng tiểu rắt. Kèm theo đó là hiện tượng ngứa, bỏng rát, chảy nước và có mùi hôi ở vùng kín. Khi đó, bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp.
Khi mặc quần áo quá chật có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu vì vậy nên chọn một chiếc quần jean vừa phải không quá chật, hoặc quần áo chất liệu cotton để thoải mái hơn.

6. Tiểu dắt do táo bón

Các trực tràng và đại tràng nằm gần bàng quang và chia sẻ cùng các dây thần kinh. Khi bị táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu dắt. Để tránh trường hợp này, bạn nên thực hiện chế độ ăn phù hợp với nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/tieu-rat-loi-khuyen-cua-bac-si-1627/feed/ 0