Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Viêm bàng quang khi mang thai https://nieubao.vn/viem-bang-quang-o-ba-bau-1984/ https://nieubao.vn/viem-bang-quang-o-ba-bau-1984/#comments Thu, 17 Jul 2014 03:25:04 +0000 https://nieubao.vn/?p=1984 Viêm bàng quang dễ tấn công đối tượng là phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây nên như E.coli, Proteus mirabilis… Khi mắc chứng bệnh này có xử trí thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có cách phòng và xử trí bệnh hợp lý.

ba bau

Nguyên nhân viêm bàng quang ở bà bầu

Do sự thay đổi hormon trong cơ thể – progesterone, tử cung lớn khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu, vệ sinh cá nhân không tốt, mặc quần áo quá chật chội, nhịn tiểu… Đường tiểu của phụ nữ thường mềm hơn và giãn nở hơn trong thời kỳ mang thai nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập.

Một số loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn đường ruột gây viêm bàng quang là E.coli sau đó là Proteus mirabilis, Kelbsiela pneumoniae, Enterobacter, Citrobacter, Serrater… Các vi khuẩn này thường từ vùng hậu môn, âm đạo qua niệu đạo xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang.

Một số bệnh như sỏi thận , sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, tiểu đường, chứng bại liệt và các bệnh về thần kinh…làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang. Táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn.

Nguyên nhân mà ít thai phụ không ngờ đến đó chính là sự không đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi thăm khám hoặc khi thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ tại cơ sở y tế là nguồn gốc gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng mà phụ nữ mang thai gặp phải như:

  • Buồn tiểu, tiểu són
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng chỉ được vài giọt
  • Nước tiểu bị đục, có mùi khai, lắng cặn, có kèm dịch mủ hoặc máu
  • Vùng thắt lưng bị đau buốt trong và sau khi tiểu tiện, đau rát khi đi tiểu,
  • Xương mu đau, căng tức bụng dưới
  • Buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đôi lúc sốt cao

Biện pháp xử trí

Viêm bàng quang ở bà bầu không khó xử trí nhưng nếu để vi trùng lan lên trên đường tiết niệu có thể dẫn tới nhiều biến chứng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Do đó, khi nghi ngờ bị bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần đi khám để xác định bệnh càng sớm càng tốt. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định để điều trị cụ thể.

Đối với phụ nữ bị viêm bàng quang khi có thai hoặc có test dương tính với vi khuẩn đường niệu ngay lần khám thai đầu tiên thì cũng cần điều trị bằng kháng sinh 7 – 10 ngày (những loại kháng sinh có thể dùng khi có thai).

Sau khi điều trị thì làm xét nghiệm nước tiểu lại để xem đã hết vi khuẩn đường niệu ( test âm tính) hay chưa. Nếu vẫn còn vi khuẩn đường niệu thì cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa tái phát cho tới khi sinh và nên cấy nước tiểu định kỳ tìm vi khuẩn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo an toàn vì có khoảng 40% phụ nữ bị tái nhiễm. Viêm bàng quang cần phải điều trị dứt bệnh trước khi sinh.

Đồng thời cần kiêng quan hệ tình dục khi bị bệnh và trong thời gian chữa bệnh. Nếu không sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên tồi tệ hơn.

Phòng bệnh viêm bàng quang ở bà bầu

Uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít/ngày) để giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể hạn chế được viêm nhiễm

Đi tiểu khi có nhu cầu, tiểu hết nước và không nên nhịn tiểu lâu vì nhịn tiểu lâu gây ứ đọng nước ở bàng quang

Vệ sinh vùng hậu môn và sinh dục sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện và sau khi quan hệ tình dục giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo đặc biệt là phụ nữ có thai.

Tránh gây ẩm ướt hoặc làm nhiệt độ cơ thể tăng, mặc quần áo thoải mái để dễ thoát mồ hôi.

Phụ nữ có thai cần tầm soát nhiễm khuẩn tiết niệu bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Nếu mắc các bệnh về đường sinh dục, niệu đạo cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/viem-bang-quang-o-ba-bau-1984/feed/ 14
Viêm bàng quang ở nữ giới https://nieubao.vn/viem-bang-quang-o-phu-nu-1946/ https://nieubao.vn/viem-bang-quang-o-phu-nu-1946/#respond Thu, 10 Jul 2014 03:16:15 +0000 https://nieubao.vn/?p=1946 Phụ nữ là đối tượng dễ mắc viêm bàng quang hơn so với nam giới nhiều lần. Rát bỏng khi đi tiểu, buồn tiểu liên tục, đau ở bụng dưới…là những triệu chứng thường gặp nhất. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hữu hiệu để phụ nữ luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

viem bang quang phu nu

Lý do phụ nữ mắc viêm bàng quang

Phụ nữ thường dễ dàng bị mắc chứng viêm bàng quang hơn so với nam giới. Tuy dễ xử lý nhưng bệnh rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã có biến chứng. Dưới đây là một số lý do mà chị em phụ nữ dễ bị mắc chứng bệnh này:

Cấu tạo đường tiểu

Hệ tiết niệu – sinh dục của nữ có cấu tạo phức tạp hơn. Niệu đạo, tức đường dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang.

Sử dụng thuốc tránh thai

Loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là cản trở sự bài tiết, thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục – tiết niệu, dẫn đến viêm nhiễm bàng quang.

Vệ sinh không đúng cách

Việc không làm sạch đầy đủ hoặc ít thay băng trong kỳ kinh nguyệt dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, làm vệ sinh quá nhiều cũng không tốt vì chất diệt khuẩn trong các sản phẩm làm sạch có thể gây hại.

Xịt vòi sen vào âm đạo

Đây cũng là một cách vệ sinh sai lầm, khi tia nước xịt trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn.

Thay đổi nội tiết

Một số trường hợp viêm bàng quang chịu ảnh hưởng của đời sống tình dục và sự thay đổi hoóc môn. Ở phụ nữ, chứng viêm này hay xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hoóc môn mạnh mẽ nhất.

Chọn quần áo

Mặc quần áo quá chật và làm bằng những chất liệu có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, vùng kín bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Thời điểm phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang

Dưới đây là một số thời kỳ mà phụ nữ dễ bị mắc viêm bàng quang hơn:

1. Bắt đầu đời sống tình dục:

Là lúc vết rách ở màng trinh có thể gây viêm bàng quang, các mảng rách của màng trinh dính vào vách âm đạo tạo điều kiện cho mầm bệnh đi lên bàng quang. Đây là chứng viêm bàng quang của tuần trăng mật, có khi kéo dài đến khi có con.

2. Trong thời gian mang thai

Có đến 10% phụ nữ có thể bị nhiễm trùng niệu đạo trong thời gian mang thai. Đó là do sự phát triển của bào thai kéo theo tình trạng ứ đọng nước tiểu.

Ngăn ngừa chứng bệnh này bằng cách uống nhiều nước để tiểu nhiều, chăm sóc tại chỗ. Nếu bị nhiễm trùng thì cần có các chỉ định điều trị của thầy thuốc vì cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc khi mang thai.

3. Sau khi sinh

Sau khi sinh các vết rách ở bộ phận sinh dục làm giảm bớt khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh dục nữ làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập.

4. Tuổi mãn kinh

Tuổi mãn kinh hoóc môn sinh dục ngưng tiết ra kéo theo việc hẹp và khô âm đạo làm màng nhầy dễ vỡ, kèm với sức đề kháng kém sẽ dễ dàng cho vi khuẩn tấn công.

Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Để phòng tránh hiệu quả, phụ nữ cần lưu ý một số lời khuyên giúp phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này:

uogn nuoc

Uống đủ nước mỗi ngày giảm nguy cơ mắc viêm bàng quang

  • Nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể có thể bài tiết tốt tránh tình trạng nước tiểu bị ứ đọng ở bàng quang (1,5-2 lít nước/ngày)
  • Không nên nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu vì nhịn tiểu sẽ gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục sẽ có tác dụng đẩy các vi khuẩn có hại theo nước tiểu ra bên ngoài
  • Mặc thoáng mát, tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật và bí, nhất là đồ lót vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.
  • Ăn nhiều protid như cá, thịt để axit hóa nước tiểu

Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần:

Khi bệnh tái đi tái lại cần xét nghiệp vi khuẩn – tế bào học rất cần thiết, tiếp theo là tiến hành làm kháng sinh đồ khi đã xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh. Theo kết quả thăm dò, có đến 30% phụ nữ bị viêm bàng quang đã mua thuốc tự điều trị mà không có chỉ định của thầy thuốc.

Với phụ nữ đau vì tiêu chảy hay táo bón, có thể nghĩ đến nguyên nhân nhiễm trùng từ ruột do các chủng vi khuẩn đường ruột xâm nhiễm bàng quang. Trong trường hợp này cần quan tâm chăm sóc các rối loạn đường ruột.

Khi bệnh đường tiết niệu do nguồn gốc từ bàng quang thì trong 10% trường hợp tìm thấy sỏi, túi thừa dưới niệu đạo hoặc đôi khi là do pôlyp của bàng quang.

Do đó cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị thích hợp và đúng hướng.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/viem-bang-quang-o-phu-nu-1946/feed/ 0