Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Viêm niệu đạo khi mang thai có nguy hiểm không? https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-2-3712/ https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-2-3712/#comments Mon, 26 Sep 2016 02:27:26 +0000 https://nieubao.vn/?p=3712 Phụ nữ mang thai mắc viêm niệu đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là thắc mắc của hầu hết chị em phụ nữ đang mang bầu mắc phải chứng bệnh này. Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.

viem-nieu-dao-khi-mang-thai

Viêm niệu đạo ở bà bầu có nguy hiểm?

Các triệu chứng mà chị em thường gặp khi mắc viêm niệu đạo như:

  • Tiểu buốt, thường tiểu buốt cuối dòng
  • Tiểu rắt
  • Tiểu khó
  • Tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu khá ít và bắt phụ sản phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện
  • Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường.

Đối với phụ nữ mang thai, các biểu hiện này thường rõ và diễn biến nhanh hơn so với các đối tượng bình thường khác. Nếu được quan tâm và điều trin kịp thời thường ít có thể tránh được những nguy hại cho thai nhi. Những trường hợp còn lại ít có biến chứng nhưng dễ dẫn tới động thai, sảy thai đặc biệt ở những tháng đầu của thai kì.

Trong giai đoạn quan trọng này người mẹ cần hết sức cẩn thận. Vậy khi mắc viêm niệu đạo có ảnh hưởng như thế nào tới bà bầu:

1. Ảnh hưởng tới sức khỏe

Các triệu chứng như ngứa rát vùng kín, dịch âm đạo tiết nhiều, đau rát khi đi tiểu kết hợp mới một số bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai như táo bón, chuột rút, đau lưng, cảm cúm sẽ khiến chị em cảm thấy rất mệt mỏi, tinh thần không thoải mái, sức khỏe giảm sút khá nhiều, một số trường hợp sức khỏe quá yếu không giữ được thai nhi dẫn tới sảy thai và nhiều tai biến khác.

Không chỉ vậy, các bộ phận trong hệ sinh dục và tiết niệu có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu phụ nữ mang thai mắc viêm niệu đạo không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm dạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm bể thận.. ảnh hưởng rất lớn tới bà bầu cũng như thai nhi.

2. Ảnh hưởng tới thai nhi

Viêm niệu đạo khiến cho sức khỏe của người mẹ bị giảm sút, gây mẹt mỏi cũng như chán ăn khiến chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi không được đầy đủ làm chậm sự phát triển của thai nhi. Viêm niệu đạo có thể lây nhiễm sang thai nhi gây sảy thai, trẻ sinh ra dễ mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, nhẹ cân, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm giác mạc, sức đề kháng kém.

Việc điều trị viêm niệu đạo cho phụ nữ mang thai cũng không hề đơn giản vì các loại thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, nếu không may mắc bệnh viêm niệu đạo bà bầu nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám cũng như điều trị.

Phòng tránh viêm niệu đạo khi mang thai

Viêm niệu đạo khi mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, chị em nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh:

  • Vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ, có thể dùng nước muối loãng để rửa sạch âm đạo. Không nên sử dụng các loại xà bông, dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh để thụt rửa sâu vào âm đạo gây viêm nhiễm ở bộ phận này.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể
  • Uống đủ nước mỗi ngày là một biện pháp phòng tránh viêm niệu đạo hiệu quả
  • Có thể bổ sung thêm các loại sữa chua lên men tự nhiên để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế quan hệ tình dục và luôn ghi nhớ sử dụng bao cao su khi quan hệ, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn qua đường tình dục.
]]>
https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-2-3712/feed/ 2
Viêm niệu đạo khi mang thai – Nguyên nhân và điều trị https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-3702/ https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-3702/#comments Wed, 21 Sep 2016 03:28:40 +0000 https://nieubao.vn/?p=3702 Viêm niệu đạo là bệnh lý gặp khá nhiều, phái nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới. Bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn đối với phụ nữ mang thai. Viêm niệu đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Phòng và điều trị như thế nào? Độc giả cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây cùng chúng tôi.

viem-nieu-dao-khi-mang-thai

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở bà bầu

Khi mắc viêm niệu đạo, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình  như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần (lượng nước tiểu thường ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Đối với phụ nữ mang thai những triệu chứng này được thể hiện rõ hợn và diễn tiến nhanh hơn so với đối tượng bình thường.

Một số nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở phụ nữ, đặc biệt là chị em đang mang thai:

 

  • Đường niệu đạo của nữ giới nằm gần với hậu môn – nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại khiến cho niệu đạo nữ giới dễ bị nhiễm khuẩn. Do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang gây nên viêm niệu đạo.
  • Theo kết quả của một số nghiên cứu, màng ngăn âm đạo và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng là nguy cơ dẫn tới sự phát triển vi khuẩn E. coli trong âm đạo. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào niệu đạo gây nên tình trạng viêm niệu đạo.
  • Do thói quen lau hậu môn từ sau ra trước nên cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm niệu đạo.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý ở bàng quang, những dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, sinh hoạt tình dục không an toàn… là những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý trên.
  • Do vệ sinh vùng kín kém
  • Do khi mang thai có sự thay đổi nội tiết tố và các hormone trong cơ thể dẫn đến khí hư ra nhiều, độ PH ở vùng kín mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh và gây bệnh.

 

Viêm niệu đạo có ảnh hưởng đến thai nhi?

Đây là thắc mắc của hầu như tất cả chị em mang thai bị mắc viêm niệu đạo. Vậy khi mang thai bị viêm niệu đạo có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Khi mắc viêm niệu đạo khiến cho sức khỏe của người mẹ bị suy giảm, luôn có cảm giác mệt mỏi và chán ăn nên nguồn cung cấp dưỡng chất cho thai nhi có thể bị gián đoạn và làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.. Ngoài bệnh viêm niệu đạo, các bệnh lý gặp phải khi mang thai cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến sảy thai, hoặc trẻ sinh ra gặp các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, đề kháng kém…

Vì vậy, khi có các triệu chứng của viêm niệu đạo chị em cần có biện pháp phòng trị hiệu quả tránh để ra các biến chứng đáng tiếc.

Bệnh viêm niệu đạo khiến sức khỏe của người mẹ bị suy giảm, luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn nên nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi bị gián đoạn, làm chậm sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó, ngoài viêm niệu đạo, các bệnh lý mà chị em gặp phải khi mang thai cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến sảy thai, hoặc trẻ sinh ra dễ gặp các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, sức đề kháng kém …

Điều trị và phòng tránh viêm niệu đạo khi mang thai

Nếu không được điều trị kịp thời viêm niệu đạo có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như viêm bàng quang, viêm thận, bể thận… Khi điều trị, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc viêm nhiễm có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Khi có các biểu hiện của bệnh chị em cần đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, thai phụ nên kết hợp một số phương pháp để giảm nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo như:

  • Dùng men sữa chua có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trước sự xâm hại của các vi khuẩn gây bệnh. Tăng cường ăn uống nhiều sữa chua lên men tự nhiên nhưng lưu ý tuyệt đối không sử dụng sữa chua để rửa vùng kín.
  • Để rửa âm đạo nên dùng nước muối loãng và ấm, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc xà bông, hóa chất để tránh làm thay đổi môi trường âm đạo bị viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để đảm bảo sức khỏe của thai phụ.
  • Khi mắc bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ chồng hoặc khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
]]>
https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-3702/feed/ 4
Phòng tránh viêm niệu đạo khi mang thai https://nieubao.vn/phong-tranh-viem-nieu-dao-khi-mang-thai-3695/ https://nieubao.vn/phong-tranh-viem-nieu-dao-khi-mang-thai-3695/#respond Tue, 13 Sep 2016 03:59:25 +0000 https://nieubao.vn/?p=3695 Phụ nữ mang thai nếu bị viêm niệu đạo sẽ cảm thấy hết sức lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để mọi người đặc biệt là các bà bầu tránh được bệnh lý này để mẹ khỏe con khỏe trong suốt thai kỳ.

mang-thai

Nguyên nhân viêm niệu đạo khi mang thai

Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm ống niệu đạo, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm. Người bệnh bị viêm nhiễm ở khu vực này chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Cấu tạo niệu đạo của nữ giới ở gần hậu môn, nơi chứa khá nhiều vi khuẩn có hại nên làm niệu đạo của nữ giới dễ bị viêm nhiễm hơn. Hơn nữa, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang gây viêm niệu đạo.
  • Thói quen đi vệ sinh, lau hậu môn từ trước ra sau cũng là một nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở phụ nữ mang thai
  • Việc sử dụng màng ngăn âm đạo và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng làm tăng nguy cơ dẫn tới sự phát triển vi khuẩn E.Coli trong âm đạo, vi khuẩn này có thể đi vào niệu đạo gây viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như các bệnh lý ở bàng quang, những dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, hệ miễn dịch suy giảm, đái tháo đường, có thai hoặc mãn kinh, sinh hoạt tình dục không an toàn dẫn tới bệnh viêm niệu đạo.

Phòng tránh viêm niệu đạo ở bà bầu

Chị em phụ nữ đặc biệt là phụ nữ mang thai thường dễ nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nhịn tiểu… Để phòng tránh bệnh lý này nên thực hiện một số lời khuyên sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhằm loại bỏ các vi khuẩn. Sau khi vệ sinh cần lau khô vùng kín trước và sau không thụt rửa sâu trong âm đạo hay lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • Uống đủ  nước để bài tiết loại bỏ các vi khuẩn có hại ra bên ngoài khi mang thai,  ít nhất là từ 1,5 đến 2 lít.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, khi mang thai cần quan hệ nhẹ nhàng để tránh lây nhiễm một số mầm bệnh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu trong một thời gian dài làm cho nước tiểu bị giữ lại ở bàng quang tạo môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm niệu đạo.
  • Chọn đồ lót vừa vặn thoải mái và thoáng mát, vì nếu mặc quá chật tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm niệu đạo.
  • Hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm hóa chất khiến nguy cơ mắc viêm niệu đạo tăng cao.
  • Nâng cao sức đề kháng : Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng khi mang thai.

Niệu Bảo với các thành phần Cao kim tiền thảo, cao kim ngân hoa, Immunegrama giúp tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng tiểu dắt, tiểu đục, nóng trong, bí tiểu, giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh đường tiết niệu mãn tính.

nieu-bao

 

]]>
https://nieubao.vn/phong-tranh-viem-nieu-dao-khi-mang-thai-3695/feed/ 0
Dấu hiệu viêm niệu đạo ở nữ giới https://nieubao.vn/dau-hieu-viem-nieu-dao-o-nu-gioi-2036/ https://nieubao.vn/dau-hieu-viem-nieu-dao-o-nu-gioi-2036/#respond Mon, 28 Jul 2014 06:43:56 +0000 https://nieubao.vn/?p=2036 Bệnh viêm niệu đạo thường xuyên ghé thăm phái nữ hơn so với nam giới. Nguyên nhân cũng do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới trong khi lỗ niệu đạo gần âm đạo và hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu viêm niệu đạo ở phụ nữ để nhận biết bệnh kịp thời.

viem nieu dao phu nu

Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ:

  • Người bệnh tiểu đau, căng tiểu, nước tiểu đục, có trường hợp có lẫn máu trong nước tiểu
  • Cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, có khi bị đau bụng dưới, bộ phận sinh dục và cả hậu môn
  • Đi khám niệu đạo bị sưng đỏ, bên ngoài có xuất hiện dịch mủ đôi khi còn có dịch âm đâọ ở dạng mủ, nhớt và ngứa.
  • Nếu chuyển sang dạng mãn tính có cảm giác ớn lạnh, đau lưng, nước tiểu có lẫn máu và vi khuẩn, sốt, cảm giác mệt mỏi ăn không ngon

Chị em thường bị bệnh do thói quen nhịn tiểu quá lâu, chính việc này làm quá trình thoát nước tiểu, vi khuẩn khi đó dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy lời khuyên của chúng tôi cho các chị em đó là không nên nhịn tiểu. Đồng thời uống nhiều nước để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/dau-hieu-viem-nieu-dao-o-nu-gioi-2036/feed/ 0
Biểu hiện viêm niệu đạo ở phụ nữ https://nieubao.vn/bieu-hien-viem-nieu-dao-o-phu-nu-1915/ https://nieubao.vn/bieu-hien-viem-nieu-dao-o-phu-nu-1915/#respond Fri, 04 Jul 2014 08:43:06 +0000 https://nieubao.vn/?p=1915 Phụ nữ thường bị mắc viêm niệu đạo nhiều hơn so với nam giới nguyên nhân do niệu đạo ngắn, khoảng cách gần với âm đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo ở phụ nữ, các chị em cùng tham khảo.

bieu hien viem nieu dao ni

Biểu hiện viêm niệu đạo

Khi mắc viêm niệu đạo, chị em có những biểu hiện thường gặp như dưới đây:

  • Tiểu đau, căng tiểu, tiểu rắt
  • Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
  • Cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, có lúc bị đau bụng dưới, bộ phận sinh dục và hậu môn.
  • Khám niệu đạo sưng đỏ, bên ngoài xuất hiện mủ đôi khi có dịch âm đạo dạng mủ, nhớt, ngứa.
  • Bệnh chuyển sang mãn tính có cảm giác bị ớn lạnh, đau lưng, đôi khi nước tiểu có lẫn máu và vi khuẩn, sốt, chị em ăn không ngon miệng.

Thông thường chị em bị mắc chứng bệnh này là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu không thoát ra ngoài khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm. Khi có các triệu chứng của bệnh, tốt nhất chị em nên đến các trung tâm y tế tin cậy để được thăm khám và điều trị.

Phòng tránh viêm niệu đạo ở phụ nữ

  • Chọn đồ lót rộng rãi, có chất liệu thông thoáng để thoát mồ hôi. Hạn chế mặc đồ lót chật hoặc quần bò chật.
  • Tắm rửa thường xuyên để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, không nên tắm trong bồn vì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong niệu đạo.
  • Uống nhiều nước hoặc các loại nước thanh nhiệt để tăng khả năng lợi tiểu, tránh hiện tượng nước tiểu quá ít, đậm đặc không thể tống vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.
  • Rửa âm hộ và hậu môn, rửa theo trình tự từ âm hộ tới hậu môn và không làm ngược lại
  • Lựa chọn loại dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo chất lượng
  • Ngủ đủ giấc và sắp xếp cuộc sống vợ chồng hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/bieu-hien-viem-nieu-dao-o-phu-nu-1915/feed/ 0
Chữa viêm niệu đạo ở phụ nữ https://nieubao.vn/dieu-tri-viem-nieu-dao-o-phu-nu-1906/ https://nieubao.vn/dieu-tri-viem-nieu-dao-o-phu-nu-1906/#respond Tue, 01 Jul 2014 07:40:10 +0000 https://nieubao.vn/?p=1906 Chào bác sĩ!

Tôi là Trần Thị Bích Thanh, năm nay 32 tuổi. Dạo gần đây mỗi lần đi tiểu tôi thường thấy đau rát, âm đạo tiết ra nhiều dịch loãng đôi khi có chứa mủ, cảm giác rất khó chịu và ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục. Tôi có đi khám thì bác sĩ chuẩn đoán bị viêm niệu đạo. Vậy cho tôi hỏi cách điều trị chứng bệnh này như thế nào? Có chữa dứt điểm được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

cach-dieu-tri-viem-nieu-dao

Trả lời:

Chào bạn!

Thông thường khi xuất hiện viêm nhiễm chúng ta nghĩ ngay tới việc bị vi khuẩn và vi rút tấn công gây viêm. Viêm niệu đạo chính là bệnh phụ khoa dễ gặp ở phụ nữ, đặc biệt là các chị em có thói quen nhịn tiểu nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao hơn. Nếu không được khám và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm. Dưới đây là một số thông tin về cách điều trị bệnh viêm niệu đạo mà chị em cần nắm được:

Khi có những dấu hiện bất thường ở vùng kín cần đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị cụ thể. Một số vi khuẩn như  E.coli, lậu cầu, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh, Mycoplasma và Chlamydia được xem là những tác nhân gây nên viêm niệu đạo. Do vậy, việc điều trị cần căn cứ vào các nguyên nhân này. Viêm niệu đạo do vi khuẩn điều trị căn cứ vào kết quả xét nghiệm để có phác đồ điều trị cụ thể.

Đối với 2 loại vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia thường nhạy cảm với kháng sinh hơn so với các vi khuẩn khác nên việc điều trị bằng thuốc có thời gian khá dài. Cần lưu ý, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể xảy ra trường hợp vi khuẩn kháng thuốc và không còn tác dụng của việc điều trị nữa.

Điều trị nên sử dụng một đơn thuốc và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ và không nên bỏ dở giữa chừng. Bởi nếu sử dụng nhiều loại thuốc các loại thuốc có thể kháng với nhau làm giảm hiệu quả của việc điều trị và tăng chi phí điều trị lên.

Điều trị viêm niệu đạo cần chú ý tới việc xét nghiệm và điều trị cả bạn tình vì nếu bạn điều trị thành công nhưng đối tác tình dục chứa mầm bệnh thì khả năng tái phát rất cao. Chị em cũng cần chú ý quan hệ tình dục an toàn hoặc tránh quan hệ tình dục khi chưa chữa dứt điểm.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý những điểm sau đây để phòng tránh hiệu quả:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sạch vì tay là nơi tập trung khá nhiều vi khuẩn
  • Không nên mặc đồ lót chật, nên chọn đồ lót đúng cỡ và chất liệu thông thoáng
  • Rửa sạch vùng kín và hậu môn theo trật tự, không dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng tắm có nồng độ cao. Nên chọn các loại có nhãn mác, chất lượng tốt
  • Uống nhiều nước, không nhịn tiểu, ngủ đủ giấc là cách phòng viêm niệu đạo hiệu quả
  • Quan hệ tình dục điều độ, sau khi quan hệ nên đi tiểu, đi tiểu sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ bị viêm đường tiểu.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

BS. Nguyễn Tuyết Mai

]]>
https://nieubao.vn/dieu-tri-viem-nieu-dao-o-phu-nu-1906/feed/ 0
Viêm niệu đạo ở phụ nữ – Nguyên nhân và điều trị https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-o-phu-nu-nguyen-nhan-va-dieu-tri-1891/ https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-o-phu-nu-nguyen-nhan-va-dieu-tri-1891/#comments Sat, 28 Jun 2014 03:51:02 +0000 https://nieubao.vn/?p=1891 Viêm niệu đạo là chứng bệnh dễ gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân do cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn và rộng hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập hoặc trong các thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai… Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này ở nữ giới.

viem nieu dao nu

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở phụ nữ:

1. Do cấu tạo hệ tiết niệu của phụ nữ, niệu đạo thường ngắn, thẳng và rộng hơn so với nam giới do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn của nữ giới lại gần nhau do đó có một lượng vi khuẩn, dịch âm đạonên tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

2. Phụ nữ ở giai đoạn kinh nguyệt hoặc mang thai nếu vệ sinh kém có thể là tác nhân gây viêm niệu đạo. Phụ nữ mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở rộng ra, co bóp chậm lại  làm nước tiểu chảy chậm hình thành tích dịch nhẹ. Đây là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và nảy nở.

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới

Đây là chứng bệnh khá nhiều nữ giới mắc nhưng lại không để ý tới biểu hiện của nó, dưới đây là một số biểu hiện điển hình:

  • Dịch tiết âm đạo tăng lên, loãng , dạng mủ hoặc dạng chất nhầy niêm mạc, ngứa bộ phận sinh dục
  • Đi tiểu đau, căng tiểu, tiểu dắt, nước tiểu tục, niệu đạo cảm giác nóng rát và đau
  • Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng khác
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ, bên ngoài có tương dịch hoặc dịch mủ, đôi khi biểu hiện dịch âm đạo nhiều, dạng mủ, nhớt, ngứa ngoài.
  • Viêm niệu đạo mãn tính dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, có biểu hiện ớn lạnh, đau lưng, nước tiểu có vi khuẩn, ăn không ngon…

Biến chứng viêm niệu đạo ở phụ nữ

Nếu không được điều trị kịp thời viêm niệu đạo có thể gây ra các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm khung chậu…

Ngoài ra, bệnh còn lây cho cả bạn tình vì viêm niệu đạo có thể lây truyền qua đường tình dục.

Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng, phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo có thể gây sảy thai, chết thai ngoài tử cung, trẻ sơ sinh nhẹ cân, đau mắt hột, nhiễm trùng đường hô hấp…

Phương pháp điều trị

Viêm niệu đạo ở phụ nữ có nhiều cách điều trị:

  • Đặt thông tiểu: Nếu là trường hợp chấn thương thì đặt thông tiểu có tác dụng làm cho niệu đạo mở, tránh bí tiểu do phù nề hay do mảnh niêm mạc tróc ra. Hay thông tiểu có tác dụng cầm máu, chảy máu niệu đạo.
  • Soi bàng quang: Sử dụng khi không thể đặt thông tiểu
  • Dùng thuốc:  Điều trị bằng kháng sinh có thể làm mau lành bệnh mà không lây cho người khác. Thời gian điều trị từ 1 – 14 ngày. Nếu nhiễm trùng qua đường tình dục phải điều trị cho cả bạn tình.

Lưu ý: Không nên quan hệ tình dục hoặc có thì phải sử dụng bao cao su cho đến khi điều trị khỏi hẳn.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Giữ vệ sinh cá nhân

Tay là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, chúng có thể thông qua đi tiểu để xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm. Do đó nên rửa tay thường xuyên đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Không nên tắm bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.

Lưu ý đến đồ lót

Thường xuyên thay đồ lót, nên giặt và phơi khô trước khi dùng. Quần lót nên mua những loại thoáng khí và có độ hút ẩm cao, hạn chế mặc quần chật không thoát được mồ hôi.

Dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh

Lựa chọn dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh phù hợp, có nhãn mác tránh mua hàng kém chất lượng. Trong thời kỳ kinh nguyệt thường xuyên thay băng vệ sinh hàng ngày để tránh vi khuẩn có điều kiện phát triển.

Chế độ sinh hoạt

ngu du giac

Ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe

Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tần suất hoạt động vợ chồng vừa phải.

Nieubao.vn

]]>
https://nieubao.vn/viem-nieu-dao-o-phu-nu-nguyen-nhan-va-dieu-tri-1891/feed/ 12