Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nam giới https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2-4404/ https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2-4404/#respond Wed, 14 Mar 2018 02:50:58 +0000 https://nieubao.vn/?p=4404 Bệnh giang mai là chứng bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ sinh lý ở cả hai giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ mắc chứng giang mai ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Hãy cùng nieubao.vn tìm hiểu về những dấu hiệu sớm của bệnh giang mai để có hướng điều trị kịp thời bạn nhé!

benh-giang-mai
Tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến lây bệnh giang mai.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh là do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum). Đây là chiếc xoắn khuẩn có hình lò xo khoảng 6 tới 10 vòng xoắn, tuyến đường kính ngang không quá 0,5 µ, dài trong khoảng 6 đến 15 µ. Xoắn khuẩn mang thể với 3 loại: Di động hỗ tương như quả lắc đồng hồ, Di động theo trục dọc kiểu ốc, Di động theo kiểu lượn sóng.

Xoắn khuẩn này có thể lây qua nhiễm qua những con đường chính sau:

  • Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn (quan hệ tình dục, đụng chạm vào vết thương hở…)
  • Lây nhiễm qua đường máu (qua tiêm chích, truyền máu…)
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con.

Những triệu chứng bệnh giang mai xuất hiện ở nam giới

benh-giang-mai-1
Nắm bắt chuẩn xác các dấu hiệu bệnh giang mai để có hướng điều trị thích hợp.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn thứ nhất

Xoắn khuẩn bệnh giang mai sau khi thâm nhập vào niêm mạc cơ thể người thường ủ bệnh trong vòng 3 tuần.

Xoắn khuẩn giang mai thường thâm nhập vào lớp da và cả lớp niêm mạc thời gian ủ bệnh trong khoảng 3 tuần. Sau đó bắt đầu có những vết lở loét tổn thương trong khoảng 1 đến 2cm  xuất hiện ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, không những thế bệnh còn với thể xuất hiện ở hậu môn và cả ở miệng.

Nhưng vết lở loét này được gọi là “săng giang mai” – là dấu hiệu nặng nhất của bệnh giang mai giai đoạn đầu. Nó có hình tròn đều, không ngứa, không đau, bề mặt hơi rắn, màu đỏ thịt tươi và không có mủ.

>>> Tham khảo thêm: Nhanh chóng phát hiện bệnh lậu ở nam giới qua những dấu hiệu sau.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn thứ hai

Khi mắc bệnh tầm 6 đến 8 tuần, bệnh giang mai sẽ chuyển sang công đoạn 2 với triệu chứng như:

  • Đau đầu, đau khớp.
  • Hạch bạch huyết sưng to.
  • Sốt.
  • Chán ăn, cơ thể mỏi mệt rã rời.
  • Tiếp tục nổi ban trên vùng niêm mạc ở môi, quy đầu, khoang miệng.
Ngoài ra bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác hiếm gặp hơn như:
  • Rụng lông, tóc.
  • Nốt ban giảm đỏ chuyển sang thâm tím.
  • Các vết ban, lở loét lan rộng kèm theo cảm giác ngứa.
Đây là giai đoạn bệnh có khả năng lây cao nhất rất cần được điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn thứ ba

Giai đoạn này xảy ra với 3 hình thức khác nhau là:  giang mai tim mạch (khoảng 10%) giang mai tâm thần (khoảng 6,5%), và củ giang mai (khoảng 15%). quá trình này bệnh không lây.

Các phương pháp điều trị bệnh giang mai ở nam giới

benh-giang-mai-3
Cần đến cơ sở Y tế để được xét nghiệm và chữa trị bệnh giang mai đúng cách và triệt để nhất.
  • Việc điều trị bệnh được tiến hành bởi cơ sở y tế dựa trên những chuẩn đoán chính xác nhất. Bệnh nhân cần được theo dõi và xét nghiệm cùng với bạn tình của mình. Điều trị càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả rất cao và khả năng khỏi có thể lên tới 95%.
  • Trong thời kỳ ở giai đoạn nên chú ý theo dõi để hạn chế bệnh tái phát, sau lần điều trị cần khám lại 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm .Nếu thấy dấu hiệu bệnh giang mai tái phát cần tăng thêm liều lượng điều trị.
  • Người bệnh cần phải nghe theo sự điều trị của thầy thuốc thì bệnh mới nhanh giảm và khỏi triệt để.
]]>
https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2-4404/feed/ 0
Điều trị bệnh giang mai https://nieubao.vn/cach-chua-benh-giang-mai-2203/ https://nieubao.vn/cach-chua-benh-giang-mai-2203/#respond Fri, 06 May 2016 01:00:30 +0000 https://nieubao.vn/?p=2203 Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục và là căn bệnh khá nguy hiểm. Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nếu không sẽ để lại những biến chứng, khi đó việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị bệnh.

giang mai

1. Biểu hiện của bệnh giang mai

Giang mai phát triển qua nhiều giai đoạn, dưới đây là các triệu chứng qua từng giai đoạn của bệnh:

Giai đoạn 1

Các biểu hiện ra ngoài sau khi mắc bệnh từ 3-90 ngày với các vết loét trên da thường là bộ phận sinh dục như dương vật, quy đầu của nam giới. Hoặc ở môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung đối với nữ giới.

Vết loét có các đặc điểm như sau:

Nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không đau và vùng bẹn bị nổi hạch ở 2 bên.

Sau 6-8 tuần vết loét sẽ biến mất mà không cần điều trị, lúc này vi khuẩn giang mai đã đi vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 được bắt đầu sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần với các nốt đao ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1 -3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất. Vị trí mọc cban là các chi trên, 2 bên mạng sườn, ngực, bụng

Cũng có thể xuất hiện một số mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ

Một số triệu chứng khác có thể gặp:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Đau đầu, nổi hạch

Sau 3 đến 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất.

Giai đoạn tiềm ẩn

Các triệu chứng không xuất hiện, để xác định được bệnh cần đi xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu. Dưới 1 năm sau giai đoạn 2, khoảng ¼ số bệnh nhân sẽ bị tái phát các triệu chứng bệnh giang mai thuộc giai đoạn 2, còn lại là không có triệu chứng gì.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này bệnh đã phát triển và ăn sâu vào trong các tổ chức da thịt và các phủ tạng như não, gan, cơ bắp, tim mạch…gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phân cơ thể bị nhiễm giang mai như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

2. Điều trị bệnh giang mai

Việc điều trị bệnh giang mai càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng của bệnh và việc điều trị mang lại kết quả cao hơn.

Điều trị giai đoạn đầu

Điều trị giai đoạn đầu tiến hành như sau:

Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.

Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).

Điều trị giai đoạn biến chứng

Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.

Việc điều trị ở giai đoạn này chỉ hạn chế sự phát triển của bệnh chứ không cải thiện được các thương tổn mà bệnh gây ra cho cơ thể.

3. Biện pháp phòng bệnh giang mai

Bệnh giang mai rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị mắc bệnh. Nguy hiểm hơn hiện nay vẫn chưa có vac-xin phòng ngừa chứng bệnh này. Vì vậy để phòng chống hiệu quả chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Cách phòng ngừa tốt nhất là có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ một chồng
  • Sử dụng bao cao su đúng cách trong những lần quan hệ tình dục. Không dùng bao cao su đã bị rách, hỏng
  • Trong thời kỳ mẹ đang bị bệnh không nên mang thai vì sẽ gây những biến chứng cho thai nhi dẫn đến sảy thai và một số dị tật khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ, tránh lây nhiễm các bệnh về đường tình dục.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Nguồn: Theo SKDS

]]>
https://nieubao.vn/cach-chua-benh-giang-mai-2203/feed/ 0
Bệnh giang mai ở nam giới – Biểu hiện và điều trị https://nieubao.vn/benh-giang-mai-o-nam-gioi-2137/ https://nieubao.vn/benh-giang-mai-o-nam-gioi-2137/#respond Thu, 24 Mar 2016 01:00:56 +0000 https://nieubao.vn/?p=2137 Bệnh giang mai nguy hiểm với cả nam giới và nữ giới. Đối với nam giới nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn lây truyền cho người thân theo đường tình dục và một số con đường khác. Khi có những dấu hiệu của bệnh cần đến những trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị tránh  những biến chứng nguy hiểm.

giang mai nam gioi

1. Nguyên nhân gây giang mai ở nam giới

Nguyên nhân gây bệnh chính là do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum). Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ. Xoắn khuẩn có thể có 3 loại di động:

  • Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc
  • Di động qua lại như một quả lắc đồng hồ
  • Di động lượn sóng

Trong môi trường ẩm ớt cả 3 loại di động này có thể tồn tại và kéo dài đến 2 ngày

2. Triệu chứng giang mai ở nam giới

Ở giai đoạn 1

Xoắn khuẩn xâm nhập vào lớp da và lớp niêm mạc với thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần. Nó xâm nhập vào bên trong và gây ra săng giang mai. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng…

Những tổn thương ban đầu đó chính là nốt ban lan dần ra ngày một rộng hơn và hình thành các vết loét có đường kính từ 1 – 2 cm, xung quanh nổi hình tròn màu đỏ, bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ không có triệu chứng.

Ở giai đoạn 2

Săng giang mai sau khi xuất hiện từ 6 – 8 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với triệu chứng thông thường là:

  • Sốt
  • Hạch bạch huyết sưng to
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Niêm mạc da xuất hiện nốt ban có hình cánh hoa hồng, mụn mủ
  • Nổi ban ở vùng niêm mạc ở môi, khoang miệng, quy đầu

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như rụng tóc, rụng lông, nốt ban giảm màu hoặc chuyển sang thâm. Các tổn thương trên dần lan rộng nhưng cảm giác ngứa không rõ ràng. Giai đoạn này khả năng lây bệnh cao nên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ở giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Ở giai đoạn này không bị lây bệnh.

Đặc điểm của củ giang mai: Có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu các củ, gôm khu trú ở các tổ chức quan trọng và không được điều trị kịp thời, tích cực có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

3. Điều trị giang mai ở nam giới

Việc điều trị cần chuẩn đoán bệnh chính xác, điều trị cần theo dõi cũng như xét nghiệm và kiểm tra với bạn tình của người bệnh. Việc điều trị càng sớm càng mang lại hiệu quả cao và khả năng khỏi hoàn toàn có thể lên tới 90%.

Thời kỳ tiền ẩn giai đoạn 1 chú ý theo dõi để tránh tái phát, sau một đợt điều trị cần khám 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm sai đó nửa năm khám lại 1 lần trong vòng từ 2 – 3 năm, Nếu thấy xuất hiện hiện tượng tái phát cần tăng thêm liều lượng.

Người bệnh cần tuân thủ theo sự điều trị của bác sĩ thì bệnh mới nhanh thuyên giảm được, Quá trình điều trị nên kiểm tra cả vơ hoặc chồng của người bệnh. Sau khi điều trị cần tái khám theo định kì, nếu có biểu hiện tái phát cần tăng lượng kháng sinh điều trị.

Xem thêm: Điều trị bệnh giang mai

Phòng ngừa bệnh giang mai nam giới

Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh giang mai ở nam giới:

  • Tuyên truyền về phòng chống bệnh giang mai cũng như các bệnh tình dục khác để mọi người có thêm hiểu biết về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo, sát trùng…
  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không nên quan hệ bừa bãi và không sử dụng các biện pháp tình dục an toàn.
  • Tránh tiếp xúc với những đồ đạc dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh: Ngoài lây lan qua con đường quan hệ tình dục, virus giang mai con có thể lây nhiễm qua các con đường khác: như thông qua các dụng cụ và đồ dùng của người mắc bệnh.
  • Tăng cường tập luyện thể dục để tránh xa bệnh tật
  • Khi có các triệu chứng cần đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị

Theo SKDS

]]>
https://nieubao.vn/benh-giang-mai-o-nam-gioi-2137/feed/ 0
Những điều cần biết về bệnh giang mai https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2072/ https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2072/#respond Wed, 23 Mar 2016 13:00:22 +0000 https://nieubao.vn/?p=2072 Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra cũng có thể có trường hợp lây bệnh từ mẹ sang con, lây qua đường máu. Người mắc bệnh giang mai có các triệu chứng như xuất hiện các nốt sẩn, mảng sẩn, các nốt ban đỏ… Cách tốt nhất để phòng tránh chứng bệnh này là thực hiện biện pháp phòng ngừa hiệu quả và điều trị khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh.

benh giang mai

Dấu hiệu – Triệu chứng bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể  khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu ở dây rốn. Chứng bệnh này được chia làm 3 giai đoạn. Cùng tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn:

Giai đoạn 1

Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện giang mai và có biện pháp điều trị kịp thời. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm từ 7 – 60 ngày (thông thường là sau 21 ngày) người bệnh có các biểu hiện săng giang mai.

Săng giang mai là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, có hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ. Kèm theo đó là các hạch ở bẹn

Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Nam giới săng giang mai xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, cũng có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng…

Giai đoạn 2

Giai đoạn này người bệnh có nhiều tổn thương nghiêm trọng niêm mạc, nổi mụn toàn thân. Xuất hiện các mảng sẩn, nốt ban đỏ không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân.

Bệnh phát triển sau giai đoạn 1 từ 4 -10 tuần bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên da mặt, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1 – 3 tuần nhạt dần và biến mất. Ban mọc ở 2 bên mạng sườn, ngực, bụng và chi trên.

Các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ có thể xuất hiện. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, mệt mỏi, sút cân, đau đầu, nổi hạch. Các triệu chứng này sau từ 3 – 6 tuần sẽ tự biến mất.

Các triệu chứng trên có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Đây gọi là giai đoạn giang mai kín tuy không có tổn thương trông thấy bên ngoài nhuwgn vẫn tiến triển âm thầm và sau đó tái phát với mức độ nặng hơn.

Giai đoạn 3

Nếu không được điều trị kịp thời có đến 60% người mắc bệnh có các triệu chứng sưng mủ và gây tổn thương tới các cơ quan khác như hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan, thận… nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng và gây ra những tổn thương không thể chữa trị.

Gôm giang mai: Đây là những khối u sùi, thời kỳ này tổn thương ăn sâu và khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét. Khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu và không đau. Mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.

Củ giang mai: Tổn thương gồ lên mặt da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Chúng thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Chúng không tái phát trên sẹo cũ. Số lượng có thể đến vài chục cái, phát triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét rất lâu lành. Sau lành thường để lại sẹo.

Lưu ý: Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nhưng nếu điều trị sớm và đầy đủ thì kết quả khá tốt.

Biến chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như sau:

Chức năng co thắt giảm

Nguyên nhân là do giang mai gây tổn thương đốt thứ 2 – 4 ở lưng nên làm chức năng co thắt ở bàng quang bị rối loạn dẫn đến tình trạng bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

Rối loạn cảm giác

Xuất hiện cảm giác đau nhức ở chi dưới, người bệnh có cảm giác đau nhói như bị dao cắt hoặc giống như bị giật mạnh như ong đốt, cơn đau không kéo dài và xuất hiện ngẫu nhiên. Bệnh phát triển ở giai đoạn cuối khó khăn cho việc đi lại

Gây tổn thương mát

Gây ra các dị thường ở đồng tử mắt khiến cho đồng tử nhỏ hẹp, mất phản xạ ánh sáng, thần kinh thị giác bị tổn thương.

Tổn thương khớp

Bệnh giang mai gây tổn thương các khớp xương, gây thoát vị và gãy xương. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau các khớp như hông, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng…

 Cơ quan nội tạng bị tổn hại

Các cơ quan như dạ dày bị thương tổn gây ra các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, buồn nôn, lồng ngực có cảm giác co thắt, người bệnh có thể đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản bị đau, khó nuốt…

Chữa trị bệnh giang mai

Giang mai nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có tiến triển tốt và khỏi hẳn. Dưới đây là phương pháp điều trị cho từng gtiai đoạn của bệnh

Giai đoạn đầu

  • Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.
  • Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).

Giai đoạn biến chứng

  • Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
  • Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.

Lưu ý: Ở thời kỳ tiềm ẩn giai đoạn 1 cần phải chú ý theo dõi và tránh để tái phát. Sau điều trị cần khám lại 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm sau đó nửa năm khám lại 1 lần trong 2-3 năm

Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Để phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

  • Tiến hành vệ sinh cơ qua sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Nên tránh tiếp xúc với các mô bị nhiễm và chất dịch cơ thể của người bệnh
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng là cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng bệnh này
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Điều trị và thăm khám cần thực hiện cho cả bạn tình để tránh tái nhiễm sau khi điều trị và quan hệ trở lại
  • Phụ nữ bị giang mai không nên mang thai khi chưa điều trị khỏi bệnh để tránh hiện tượng lây bệnh cho thai nhi.
  • Thường xuyên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín chất lượng để kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
  • Tránh quan hệ tình dục khi sử dụng các chất kích thích vì nó dễ khiến bạn mất tự chủ và không còn tỉnh táo trong việc ý thức phải tránh thai và phòng bệnh
  • Nếu mắc bệnh giang mai hoặc nghi ngờ mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm để có biện pháp phòng và điều trị sớm.

Chế độ ăn cho người bệnh giang mai

Việc điều trị bệnh giang mai sẽ trở nên khó khăn hơn khi người bệnh có thể trạng kém. Vì vậy chế độ ăn cho người bệnh giang mai luôn được quan tâm, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng hàng ngày tốt cho người bệnh giang mai:

ca rot

Cà rốt chứa nhiều vitamin A tốt cho người bệnh giang mai

  • Người bệnh giang mai nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, rau bina, bắp cải, bông cải xanh, rau thơm, cải xoăn, cỏ linh lăng,..
  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B2: Việc bổ sung các loại thực phẩm có hàm chứa nhiều vitamin B2 và vitamin C giúp bệnh nhân giang mai giảm bớt ảnh hưởng do vi khuẩn giang mai gây ra.
  • Các thực phẩm chứ vitamin B6 vì chúng có vai trò tổng hợp chất béo thành acid, ức chế lượng chất béo dưới da, kích thích mọc tóc. Khoai tây, đậu, các trích, cam, vừng là những thực phẩm giàu vitamin B6
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia vì chúng rất có hại cho sức khỏe có thể khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh hơn. Do đó những người mắc bệnh giang mai không nên hút thuốc và uống rượu bia.
  • Thực đơn hàng ngày không nên có nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao vì những thực phẩm này có tính kích thích. Mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, chất cay nóng đều nên hạn chế.

Xem thêm: Kiêng gì khi bị bệnh giang mai

Người bệnh có thế sử dụng một số loại thực phẩm chức năng tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc thực hiện tốt công tác dự phòng hàng ngày, giúp cho việc phòng tránh nguy cơ tái phát của bệnh giang mai.

Theo Benhxahoi

]]>
https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2072/feed/ 0
Triệu chứng bệnh giang mai ở phụ nữ https://nieubao.vn/trieu-chung-benh-giang-mai-o-phu-nu-2260/ https://nieubao.vn/trieu-chung-benh-giang-mai-o-phu-nu-2260/#respond Fri, 17 Oct 2014 04:06:42 +0000 https://nieubao.vn/?p=2260 Bệnh giang mai xuất hiện ở cả nam và nữ giới và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm và đúng cách. Nhưng những biến chứng để lại ở nữ giới vẫn nặng nề hơn cả, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ thậm chí có thể gây ra vô sinh.

benh-giang-mai-o-phu-nu

Giang mai ở phụ nữ biểu hiện âm thầm nên khó phát hiện, khi có biểu hiện rõ ràng thì bệnh ở vào giai đoạn muộn. Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu của giang mai ở phụ nữ:

Dấu hiệu giang mai ở phụ nữ

Có các nốt nhỏ xuất hiện, lúc đàu không đau nhưng sau đó chạm vào thì vẫn thấy đau. Nếu người bệnh không điều trị, sau 3 – 6 tuần săng giang mai biến mất. Sau giai đoạn săng giang mai xuất hiện 1 tuần, hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to.

Giai đoạn tiếp theo, các nốt nhỏ có hình dạng như hạt đậu, cứng vừa phải, có thể dịch chuyển được, không nổi thành vùng rộng, không có độ bám dính với các mô xung quanh. Bề mặt của da không đỏ, sưng, rát, không đau và khó chịu. Không dễ vỡ, chích hạch bạch huyết có thể kiểm tra xoắn khuẩn giang mai.

Ở giai đoạn sau thường là những vùng tổn thương ban đầu, là các nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên trên thành những vùng chai cứng dạng hình tròn hoặc hình oval. đường viền rất rõ nét, đường kính khoảng 1 – 2 cm, sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét.

Cuối cùng sẽ là sự xuất hiện của các vết loét vốn là các mô hạt có màu đỏ rất rõ ràng, bề mặt có một lượng nhỏ chất dịch huyết thanh, bên trong có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai vì vậy tính lây truyền bệnh rất cao.

Bệnh chủ yếu phát sinh ở bộ phận sinh dục, một lượng nhỏ phát sinh ở miệng, lưỡi, ngực, môi lớn và môi bé âm hộ, âm vật và cổ tử cung.

Phòng ngừa giang mai cho phụ nữ

Dưới đây là một số lời khuyên phòng ngừa bệnh giang mai một cách hiệu quả:

  • Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Phụ nữ đang mắc giang mai không nên mang thai vì sẽ gây một số biến chứng cho thai nhi như sảy thai, chết lưu và một số dị tật khác.
  • Phụ nữ nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
]]>
https://nieubao.vn/trieu-chung-benh-giang-mai-o-phu-nu-2260/feed/ 0
Điều trị giang mai kiêng gì? https://nieubao.vn/dieu-tri-giang-mai-kieng-gi-2253/ https://nieubao.vn/dieu-tri-giang-mai-kieng-gi-2253/#respond Sun, 12 Oct 2014 02:26:54 +0000 https://nieubao.vn/?p=2253 Giang mai là chứng bệnh xã hội và không còn là bệnh quá xa lạ với nhiều người. Con đường lây truyền của nó là qua đường tình dục. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh hết sức cần thiết vì nếu để lâu bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh. Khi mắc bệnh giang mai bạn nên kiêng một số việc để không lây lan cho những người bên cạnh. Dưới đây là một số điểm mà người bệnh nên lưu ý.

dieu tri giang mai

Giang mai hình thành do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Để tránh lây lan cho những người xung quanh người bệnh cần lưu ý những điều sau đây trong thời gian điều trị bệnh:

  • Không quan hệ tình dục để tránh việc lây lan bệnh cho bạn tình của mình
  • Trong thời gian chữa bệnh không nên mang thai vì nếu mang thai bệnh sẽ lây cho đứa trẻ và gặp nhiều biến chứng cho thai nhi
  • Không nên cho máu hoặc truyền máu cho người khác
  • Nên kiêng các món ăn như gà, tôm, cua…
  • Kiêng bia rượu và các chất kích thích vì ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
  • Không ngồi trên yên xe đạp, xe máy lâu

Để phòng bệnh giang mai hiệu quả, mọi người nên tham khảo một số lời khuyên của bác sĩ dưới đây:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Khi biết mình mắc bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

Nguồn: Theo Benhxahoi

]]>
https://nieubao.vn/dieu-tri-giang-mai-kieng-gi-2253/feed/ 0
Biến chứng bệnh giang mai https://nieubao.vn/bien-chung-benh-giang-mai-2218/ https://nieubao.vn/bien-chung-benh-giang-mai-2218/#respond Thu, 25 Sep 2014 08:55:16 +0000 https://nieubao.vn/?p=2218 Giang mai là bệnh xã hội được khá nhiều người biết đến. Nhưng mối nguy hiểm của nó thì không phải ai cũng lường trước được. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, nếu không được phát hiện và chữa bệnh kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm gây khó khăn cho việc điều trị cũng như tổn hại lớn cho sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh.

bien chung giang mai

Biểu hiện – Biến chứng giang mai

Rối loạn cảm giác

Có đến 90% người bệnh thường nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, thường gặp ở chi dưới, cũng có thể đau từ mặt xuống tận chân, thường đau nhói nhưng ngắn, cảm giác như bị dao cắt, như bị giật mạnh hoặc như bị đốt. . . , những cơn đau xuất hiện ngẫu nghiên.

Mỗi khi bước đi thường khập khiễng, bước dài bước ngắn, ở giai đoạn cuối của bệnh việc đi lại gặp khá nhiều khó khăn hơn.

Rối loạn chức năng co thắt

Tổn thương đốt thứ 2 -4 ở lưng, ảnh hưởng cảm giác ở bang quang, buồn tiểu mà không có nước tiểu, dẫn đến bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

Biểu hiện ở mắt

Có đến 90% người có dị thường ở đồng tử mắt, thông thường là biểu hiện Argyll-Robertson pupil, khiến đồng tử nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng, nhưng vẫn tồn tại phản xạ điều tiết. Đại đa phần cơ mắt tê bì mí mắt không đồng, thần kinh thị giác bị tổn hại.

Chứng bệnh về khớp

Theo thống kê có đến 1/10 người bệnh có vấn đề về khớp, viêm khớp chủ yếu ở hông, đầu gối và mắt cá chân thậm chí là đốt sống lưng và chi trên. Các khớp không ngừng bị tổn thương dẫn đến cấu trúc xương bị tổn hại, gây thoát vị và gẫy xương.

Vấn đề về nội tạng

Gây ra các vấn đề ở dạ dày biểu hiện là những cơn đau dạ dày đột ngột ở phần bụng trên có thể mở rộng ra các vùng khác như ngực hoặc lồng ngực. Ngoài ra, có cảm giác co thắt, buồn nôn thậm chí mửa mật

Sau khi phát bệnh, người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt và hô hấp khó khăn; trực tràng mót buốt; khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.

Cơ bắp không nguyên vẹn

Bệnh  nhân bị giang mai xuất hiện các triệu chứng lao tủy, hệ thần kinh cơ thể ít nhiều bị ảnh hưởng gây ra những rối loạn sinh hoạt cho người bệnh, làm người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Phòng bệnh giang mai hiệu quả

Hiện nay chưa có vác xin phòng bệnh giang mai, vì vậy để phòng bệnh hiệu quả mọi người cần thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

  • Không quan hệ bừa bãi, không quan hệ với nhiều bạn tình, chung thủy một vợ một chồng
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không sử dụng bao cao su rách, hỏng, không sử dụng 2 lần
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh tình trạng viêm nhiễm
  • Khi có những biểu hiện của bệnh cần đến các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám cũng như điều trị tránh bệnh trở nặng khó điều trị và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Bệnh xã hội

]]>
https://nieubao.vn/bien-chung-benh-giang-mai-2218/feed/ 0
Biểu hiện bệnh giang mai https://nieubao.vn/trieu-chung-benh-giang-mai-2140/ https://nieubao.vn/trieu-chung-benh-giang-mai-2140/#respond Tue, 26 Aug 2014 02:12:01 +0000 https://nieubao.vn/?p=2140 Bệnh giang mai là chứng bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục, và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh giang mai giúp mọi người có thêm kiến thức để phát hiện bệnh tốt hơn và có hướng xử lý.

nu gioi

Triệu chứng bệnh giang mai

Biểu hiện giang mai giai đoạn đầu

Giai đoạn này xuất hiện từ 3 – 6 tuần sau khi bị lây bệnh, xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu đỏ tươi, không có mủ, kèm theo có hạch ở bẹn.

Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu , trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng…

Biểu hiện giang mai giai đoạn 2

Xuất hiện sau giai đoạn đầu khoảng 6 tuần với các biểu hiện như sau:

  • Nổi ban màu hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, khi ấn vào thì mất, không bong vảy mà tự mất đi. Các ban này thường xuất hiện ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng và tay. Ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại trong vòng 1 -3 tuần rồi sau đó nhạt màu dần và tự mất đi.
  • Xuất hiện sẩn giang mai, là những sẩn màu đỏ như trái dâu, gồ cao trên bề mặt da, có hình tròn hoặc bầu dục với nhiều kích thước khác nhau, có khi những sẩn này liên kết thành mảng.
  • Niêm mạc tổn thương: Sẩn giang mai ở miệng, niêm mạc sinh dục, hậu môn. Vì mủn da nên các thương tổn này có màu trắng, niêm mạc mủn đi, bợt ra và trợt. Những bệnh nhân có các sẩn trợt ở niêm mạc, nhất là niêm mạc họng rất dễ hay lây cho người khác, không chỉ do quan hệ tình dục mà còn lây do tiếp xúc trong cuộc sống.
  • Viêm hạch lan tỏa : các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.

Triệu chứng trên có thể mất đi mà không cần điều trị, tuy không có tổn thương trông thấy bên ngoài nhưng bệnh vẫn tiến triển âm thầm và sau đó tái phát lại với mức độ nặng hơn.

Biểu hiện giang mai giai đoạn tái phát

Thường thì vào khoảng thời gian là cuối năm thứ 2 của bệnh, 1/4 số bệnh nhân sẽ xuất hiện trở lại các triệu chứng của giang mai ở giai đoạn 2 và có mức độ nặng hơn. Các biểu hiện chính của giai đoạn này như sau:

Gôm giang mai: Đây là những khối u sùi, tổn thương ăn sâu và khu trú vào lớp da, cơ và xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm, loét chảy ra mủ sánh, đặc, có lẫn máu và không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy

Củ giang mai : là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, chúng tiến triển không lành tính và để lại sẹo.

Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân. Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và chữa trị đúng thì có thể điều trị khỏi hẳn.

Điều trị bệnh giang mai

Giai đoạn đầu

Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.

Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).

Giai đoạn biến chứng

Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.

Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả, cùng làm theo một số hướng dẫn của bác sĩ dưới đây:

  • Tuyên truyền về phòng tránh và biểu hiện của bệnh giang mai cho mọi người để có kiến thức phát hiện bệnh sớm cũng như có cách phòng chống hiệu quả
  • Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ bừa bãi
  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
  • Không sử dụng chung đồ tắm với người mắc bệnh giang mai
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ

Theo Baomoi

]]>
https://nieubao.vn/trieu-chung-benh-giang-mai-2140/feed/ 0
Bệnh giang mai ở phụ nữ – Nguyên nhân, biểu hiện https://nieubao.vn/benh-giang-mai-o-phu-nu-2132/ https://nieubao.vn/benh-giang-mai-o-phu-nu-2132/#respond Sat, 23 Aug 2014 07:08:27 +0000 https://nieubao.vn/?p=2132 Bệnh giang mai là chứng bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Giang mai có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng bệnh giang mai ở phụ nữ.

giang mai o phu nu

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở phụ nữ

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể. Dưới đây là một số con đường lây lan chứng bệnh giang mai ở phụ nữ:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây lan chiếm đến hơn 95% các trường hợp. Trong thời gian này trên bề mặt da hoặc niêm mạc bị tổn thương có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai rất dễ lây truyền cho đối phương qua quan hệ tình dục.

Lây từ mẹ sang con

Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén mà mắc bệnh giang mai có thể thông qua thai nhì và tĩnh mạch rốn đi lây truyền cho thai nhi gây viêm tử cung, hiện tượng thường xảy ra đối phụ nữ mang thai sau 4 tháng.

Hôn hoặc bú sữa (thường ít gặp)

Nước bọt, tinh dịch, sữa của bệnh nhân mắc bệnh giang mai cũng có khả năng lây truyền nhất định. Những vật dụng như khăn tắm, dụng cụ ăn uống, bàn chải, dao lam, đầu thuốc mà bị chất dịch của bệnh nhân giang mai nhiễm sang

Xem thêm: Nguyên nhân gây giang mai ở nữ giới

Triệu chứng, biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ

Giai đoạn đầu

Cơ thể xuất hiện vết loét nhỏ gọi là săng, săng được hình thành nơi xuất hiện nhiễm trùng, chủ yếu là trên âm hộ, tử cung, âm đạo, môi hoặc lưỡi. Giai đoạn đầu săng không gây đau đớn trừ khi bị bội nhiễm. Nếu săng xuất hiện khi nào tức là nơi đó đã bị xoắn khuẩn xâm nhập.

Thông thường, sau khi nhiễm trùng 10-90 ngày, săng mới xuất hiện. Đối với phụ nữ thì săng sẽ tự biến mất trong 3-6 tuần sau khi xuất hiện bất kể nó có được điều trị hay không.

Giai đoạn thứ hai

Thời kỳ này xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào cơ thể. Xuất hiện hạch lan tỏa toàn thân nhưng không đau và có thể di động khắp cơ thể.

Triệu chứng bao gồm: Phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy không gây ngứa nhưng có cảm giác thô ráp khi sờ vào, nó cũng có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ. Chúng có thể xuất hiện ở những nơi khác như quanh cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng.

Ngoài ra còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Rụng tóc
  • Đau cơ bắp

Trong giai đoạn này, chị em có thể lây truyền bệnh cho các đối tác tình dục của mình nếu không có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.

Giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn này các tác dụng phụ của bệnh giang mai ở phụ nữ dường như biến mất, người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài và nhiễm trùng không thể lây sang người khác. Tuy nhiên người bệnh có thể trở lại giai đoạn thứ cấp bất cứ lúc nào.

Giai đoạn cuối

Những triệu chứng của bệnh giang mai đối với người phụ nữ trong giai đoạn này chỉ xuất hiện nếu bệnh không được điều trị. Các triệu chứng nặng, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, tê liệt và thậm chí tử vong. Giai đoạn này có thể xuất hiện sau một vài năm hoặc sau 20 năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.

Phòng bệnh giang mai ở phụ nữ

Dưới đây là một số lời khuyên để phòng bệnh giang mai hiệu quả:

  • Phương pháp phòng chống hiệu quả nhất đó là có cuộc sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với người lây bệnh và chung thủy một vợ một chồng.
  • Trong thời kỳ mẹ mắc bệnh giang mai không nên có con vì sẽ gây biến chứng cho thai nhi hoặc sẩy thai.
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục.
  • Không sử dụng chung khăn tắm với người bị mắc bệnh giang mai.

Nguồn: Benhxahoi

]]>
https://nieubao.vn/benh-giang-mai-o-phu-nu-2132/feed/ 0