Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Tiểu ra máu là bệnh gì và vì sao cần chữa trị dứt điểm https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-la-benh-gi-3958/ https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-la-benh-gi-3958/#comments Tue, 25 Apr 2017 09:57:57 +0000 https://nieubao.vn/?p=3958 Bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng tiểu ra máu. Vậy cụ thể đây là bệnh gì và liệu có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Niệu Bảo tìm hiểu thêm thông tin về tiểu ra máu qua bài viết dưới đây.

tieu-ra-mau-la-benh-giTiểu ra máu là khi dung dịch nước tiểu lẫn máu chuyển sẫm đỏ.

Tiểu ra máu là bệnh gì?

Tiểu ra máu là hiện tượng có lẫn máu (hồng cầu) trong nước tiểu, khiến nước tiểu chuyển màu nâu sẫm, đỏ sẫm hoặc có lẫn vệt máu trong nước tiểu. Dựa trên quan sát dung dịch nước tiểu bệnh nhân, có thể chia chứng tiểu máu thành 2 dạng chính:

  • Tiểu máu đại thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu lớn dễ dàng quan sát bằng mắt thường ( nước tiểu sẫm màu hoặc lẫn vệt máu đông.
  • Tiểu máu vi thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, cần dùng kính hiển vi hoặc phương pháp cô đặc để quan sát.

Nguyên nhân gây tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu, trong đó thường thấy nhất là do đường tiết niệu bị viêm nhiễm khi vi khuẩn thâm nhập gây viểm và tổn thương các cơ quan trong hệ bài tiết như: niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… khiến hồng cầu từ cách cơ quan viêm nhiễm trôi ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:

  • Sỏi đường tiết niệu: có thể ở nhiều vị trí khác nhau như sỏi thân, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang… Sỏi ở đường tiết niệu thường có xu hướng di chuyển xuống dưới vì vậy gây va chạm và tổn thương niêm mạc đường tiết niệu khiến chảy máu và làm xuất hiện chứng tiểu ra máu.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: herpes sinh dục, chlamydia, bệnh lậu, giang mai… cũng sẽ gây tiểu ra máu kèm cảm giác ngứa, rát ở bộ phận sinh dục.
  • Ung thư : ung thư niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt, âm đạo/âm hộ hay ung thư dương vật cũng là nguyên nhân của đi tiểu đau buốt.
  • Phì tuyến tiền liệt: trường hợp này thường gặp ở nam giới trung niên và lớn tuổi. Vị trí của tuyến tiền liệt ở nam giới nằm ở dưới gần bàng quang và niệu đạo, tuổi cao khiến tuyến này càng lớn chèn ép vào niệu đạo từ đó gây ra cảm giác đau rát khi đi tiểu và tiểu ra máu.

tieu-ra-mau-la-benh-gi-1Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu.

Ngoài các nguyên nhân trên, các nguyên nhân ít gặp hơn gây tiểu máu có thể là bệnh Schistosoma bàng quang (Schistosoma có thể đi đến tĩnh mạch bàng quang, làm tắc tĩnh mạch bàng quang và gây vỡ tĩnh mạch niêm mạc bàng quang); bệnh giun chỉ hệ bạch huyết; các bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport; do ngộ độc: axetanilit, nitrotoluen, cantarit, axit picric, lá cây đại hoàng, photpho…; do truyền nhầm nhóm máu gây vỡ hồng cầu hoặc tiểu máu; do chấn thương bàng quang niệu đạo hoặc chấn thương thận, niệu quản và cuối cùng là vận động với một cường độ quá lớn ở các vận động viên cũng có thể gây tiểu máu.

Phương pháp điều trị chứng tiểu ra máu

Có nhiều chứng bệnh khác nhau dẫn đến chứng tiểu ra máu, trong đó có những bệnh tương đối nguy hiểm, đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện thấy dấu hiệu tiểu ra máu, có thể kèm theo các dấu hiệu như: sốt, đau rát khi đi tiểu, đi tiểu rắt, đau quặn bụng dưới… bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh sau đó mới có được phương pháp điều trị cụ thể. Tuyệt đối tránh tự chữa trị tại nhà bằng kháng sinh hay thuốc nam chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Để ngăn ngừa việc đi tiểu ra máu ngay hôm nay, bạn cũng nên tìm hiểu lại nguyên nhân của chứng bệnh này từ đó ngăn chặn tận gốc bằng các phương pháp tương đối đơn giản như sau:

  • Uống nhiều nước: nước là “thần dược” cho hệ bài tiết. Thiếu nước, dung dịch nước tiểu cũng nhanh chóng cô đặc và chuyển màu sẫm. Tình trạng này kéo dài dễ gây sỏi thận, sỏi bàng quang… là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: giữ vùng kín sạch sẽ đối với cả nam và nữ là bước đầu để tránh xa khỏi nguy cơ mắc các bệnh viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…. Đối với nữ giới, có đường niệu đạo ngắn, khi đi vệ sinh cần nhớ lau từ trước ra sau tránh để vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập niệu đạo. Đối với cả nữ và nam giới, cần giữ vệ sinh thường xuyên vùng kín nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục bằng cách rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
  • Tránh xa các chất độc hại: thuốc lá, hoá chất, thiếu nước… là nguyên nhân ẩn sau chứng ung thư bàng quang. Từ bỏ và tránh xa chúng ngay hôm nay để đảm bảo sức khoẻ cho hệ bài tiết của mình.

Có thể thấy, dù là biểu hiện của chứng bệnh nào thì ngay khi phát hiện trong nước tiểu lẫn máu, bạn nên có phương án chữa trị dứt điểm. Tránh để bệnh nặng nề gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Nếu được chuẩn đoán mình mắc chứng tiểu ra máu do viêm đưòng tiết niệu, bạn cũng đừng vội vàng sử dụng kháng sinh để ngăn chặn bệnh tạm thời. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Niệu Bảo, với thành phần lành tính từ dược liệu tự nhiên an toàn cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ, giúp đẩy lùi chứng tiểu ra máu trong thời gian ngắn, không những thế thành phần có trong Niệu Bảo còn giúp bệnh được chữa trị tận gốc, khó có khả năng tái phát trở lại.

]]>
https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-la-benh-gi-3958/feed/ 8
Hiểm hoạ khó lường từ chứng tiểu ra máu https://nieubao.vn/hiem-hoa-tu-tieu-ra-mau-3948/ https://nieubao.vn/hiem-hoa-tu-tieu-ra-mau-3948/#comments Wed, 15 Mar 2017 09:53:59 +0000 https://nieubao.vn/?p=3948 Đi tiểu ra máu là hiện tượng thấy có lẫn vệt máu trong nước tiểu, hoặc máu hoà vào nước tiểu tạo màu nâu, đỏ gạch, đỏ sậm… Thông thường, dung dịch nước tiểu nên có màu hơi ngả vàng và không lẫn tạp chất. Vì vậy, trong nước tiểu lẫn máu có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

tieu-ra-mauTiểu ra máu – dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Đi tiểu ra máu là gì?

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt, vàng rơm, tuy vậy nếu phát hiện nước tiểu chuyển màu thành hồng, đỏ, đỏ sậm, gỉ sắt… thì rất có thể bạn đã mức chứng tiểu ra máu. Dựa vào nhận biết bề ngoài, có thể phân chia chứng tiểu ra máu thành hai dạng:

  • Tiểu ra máu đại thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông có lẫn trong nước tiểu.
  • Tiểu ra máu vi thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi.

Nguyên nhân gây tiểu ra máu

Dù có thể có chung một biểu hiện nhưng có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu. Trong đó phổ biến nhất là do hệ bài tiết bị nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương khiến hồng cầu theo viết viêm loét thoát ra cùng nước tiểu. Bởi vậy, tiểu ra máu thường đi kèm triệu chứng đau quặn bụng dưới, đi tiểu buốt, đi tiểu rắt, đôi khi sốt cao… Những nguyên nhân gây chứng tiểu ra máu phổ biến nhất có thể kể đến là:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: gây ra bởi vi khuẩn (phổ biến nhất là khuẩn E.Coli). Vi khuẩn này tấn công đường tiết niệu, bàng quang… gây ra viêm nhiễm, tổn thương và chảy máu. Trường hợp này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới và kèm theo những dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn thâm nhập sâu có thể gây biến chứng như viêm bàng quang, ung thư bàng quang…
  • Bệnh lý về thận: các vấn đề như nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm cầu thận, chấn thương thận… đều có thể gây ra dấu hiện lẫn máu trong nước tiểu kèm theo những cơn sốt và đau bên mạn sườn (vị trí của thận).
  • Mở rộng tuyến tiền liệt: đối với nam giới ở tuổi trung niên, tuyến tiền liệt thường phát triển lớn và có nguy cơ nén vào niệu đạo chặn dòng nước tiểu. Các dấu hiệu khi tuyến tiền liệt mở rộng quá mức ảnh hưởng đến niệu đạo thường thấy là tiểu khó, mót tiểu thường xuyên, tiểu ra máu…
  • Ung thư: có lẫn máu trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu khi một cơ quan thuộc hệ bài tiết đã mắc ung thư. Tuy nhiên, đây không phải là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu ung thư.
  • Tập thể dục quá sức: trường hợp này thường xảy ra ở những vận động viên, khi sự vận động quá sức ảnh hưởng đến bàng quang gây mất nước hoặc tác động tới các tế bào máu gây chảy máu trong nước tiểu sau buổi luyện tập dữ dội.
  • Dùng thuốc: một số thuốc đặc trị bao gồm aspirin, penicillin, heparin và các thuốc chống ung thư cyclophosphamide có thể gây ra chảy máu ở đường gây tiết niệu dẫn đến tiểu ra máu. Hoặc các loại thuốc đông y như đại hoàng, lá cây muồng… cũng khiến nước tiểu chuyển màu sẫm gần giống với trường hợp nước tiểu lẫn máu. Dấu hiệu này sẽ chấm dứt khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc.

tieu-ra-mau-2Tập thể dục quá sức cũng gây tổn thương hệ bài tiết dẫn đến tiểu ra máu.

Nguy hiểm tiềm tàng từ chứng tiểu ra máu

Chứng tiểu ra máu có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân, vì vậy không phải khi nào tiểu ra máu cũng cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm. Tuy vậy, hầu hết tiểu ra máu đều do nguyên nhân ác tính gây ra. Vì thế bạn nên cẩn trọng và lập kế hoạch đến xét nghiệm nước tiểu tại cơ sở y tế kịp thời để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp chữa trị cụ thể. Đặc biệt, nếu tiểu ra máu kèm theo các dấu hiệu đau rát đường tiểu, đau quặn vùng sườn, thân nhiệt cao, tiểu rắt, tiểu buốt… thì rất có thể đó là dấu hiệu biểu hiện cho các bệnh lý về thận, bàng quang và niệu đạo nguy hiểm. Bạn cần lưu ý đến ngay các cơ sở y tế để nắm rõ tình hình sức khoẻ của mình, tuyệt đối tránh tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau… khiến kéo dài thời gian ủ bệnh và khiến tình trạng tiểu ra máu càng nặng nề thêm.

Cách điều trị chứng tiểu ra máu

Nếu đã xét nghiệm nước tiểu và nhận được kết quả về nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu, bạn cần tiến hành theo ý kiến của bác sĩ đối với các trường hợp tiểu ra máu do bệnh lý nguy hiểm như: viêm cầu thận, ung thư, sỏi thận, tuyến tiền liệt mở rộng… Còn lại nếu tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiểu gây nên bạn có thể dùng kháng sinh, tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp điều trị nhất thời, thường gây ra tái phát và tác động không tốt với những người có cơ địa nóng trong. Theo đông y, có nhiều vị thuốc nam cho hiệu quả điều trị nhanh chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu… đồng thời hoàn toàn lành tính, phù hợp với người nóng trong, trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai. Hiểu được điều đó, sản phẩm Niệu Bảo ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chữa trị hiệu quả, nhanh chóng và an toàn của các bệnh nhân có chứng tiểu ra máu. Thực phẩm chức năng gồm hai thành dược thảo chính là: Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa tác động đến cơ thể bằng cơ chế vật lý “thông đường niệu” và “xả sạch vi khuẩn” mang lại công dụng điều trị chứng tiểu ra máu một cách nhanh chóng không thua gì kháng sinh. Cuối cùng kết hợp với ImmuneGamma làm tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt ở các khu vực như niêm mạc ruột, niêm mạc mũi, niêm mạc niệu đạo … giúp chống lại nguy cơ tái nhiễm khi vi khuẩn xâm nhập. Đây chính là chìa khóa giúp cho những bệnh nhân đang khổ sở vì viêm đường tiết niệu mãn tính gây tiểu khó khăn và lẫn máu.

nuoc-tieu-vang-damSản phẩm Niệu Bảo điều trị tiểu ra máu nhanh chóng, hiệu quả.

Lời khuyên giúp bạn phòng chống tiểu ra máu

Để phòng trừ các nguy cơ ác tính dẫn đến tiểu ra máu, bạn có thể tiến hành thực hiện các phương pháp sau hằng ngày, từ đó tạo lập thành thói quen cho bản thân, đẩy lùi chứng bệnh phiền toái:

  • Vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết sạch sẽ với dung dịch vệ sinh có độ PH trung tính. Đối với phụ nữ, nên có thói quen chùi rửa từ âm đạo ra hậu môn để tránh vi khuẩn từ hậu môn tiếp cận niệu đạo nơi âm đạo gây viêm nhiễm.
  • Lưu ý đi tiểu và vệ sinh vùng kín cẩn thận trước và sau khi quan hệ tình dục, bởi đây là thời điểm niệu đạo mở rộng, khiến vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể có nguồn nước bài tiết, tránh gây tích ứ lại các cặn sỏi trong thận, bang quang, niệu đạo.
  • Không nên nhịn tiểu lâu, nhịn tiểu thường xuyên để tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong nước tiểu tấn công thành bàng quang hoặc các cặn lắng tích tụ thành sỏi bang quang.
  • Tạo chế độ sinh hoạt hợp lý, không nên vận động hoặc tập luyện quá sức mình gây ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ bài tiết trong cơ thể.

Tiểu ra máu không chỉ là dấu hiệu dự báo tình trạng sức khoẻ đang xuống dốc do nhiều bệnh lý nguy hiểm mà còn là triệu chứng gây hoang mang, thường kèm theo đau buốt, khó tiểu, mót tiểu… khiến bệnh nhân luôn mang trong mình cảm giác bồn chồn, khó chịu. Vì vậy, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh kèm theo nắm được phương pháp điều trị hiệu quả là niềm mong mỏi đối với bất kỳ bệnh nhân nào mắc chứng tiểu ra máu. Đối với cá nhân chưa từng mắc bệnh, cũng nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về bệnh để có kế hoạch phòng chống hiệu quả, gìn giữ một hệ bài tiết khoẻ mạnh, góp phần nâng cao sức khoẻ để tận hưởng tối đa cuộc sống.

]]>
https://nieubao.vn/hiem-hoa-tu-tieu-ra-mau-3948/feed/ 14
Đi tiểu ra máu liệu có nguy hiểm? https://nieubao.vn/di-tieu-ra-mau-nguy-hiem-khong-3914/ https://nieubao.vn/di-tieu-ra-mau-nguy-hiem-khong-3914/#respond Mon, 20 Feb 2017 07:45:13 +0000 https://nieubao.vn/?p=3914 Có phải bạn đang phát hiện thấy nước tiểu của mình có nhiều màu vàng nâu (lẫn máu) bất thường, kèm cảm giác đau buốt đường tiết niệu mỗi lần đi tiểu? Bạn hoang mang không rõ đây là bệnh lý gì, cần chữa trị ra sao?  Đừng quá lo lắng vì nieubao.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

di-tieu-ra-mau

Đi tiểu ra máu khiến nước tiểu sẫm màu, kèm theo đau buốt đường tiết niệu. 

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có lẫn máu (một vài trường hợp lẫn cả mủ), khiến cho dung dịch nước tiểu có màu vàng nâu, nâu đỏ hoặc nâu đen tuỳ mức độ nặng nhẹ. Bệnh này thường gây ra bởi chứng viêm đường tiết niệu, dấu hiệu  kèm theo là những cơn đau vùng bụng dưới, gây buốt rát như kim châm ở đường tiết niệu, gây cảm giác mót tiểu dù vừa tiểu xong…

Nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu ra máu

di-tieu-ra-mau-2

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu.

Chứng đi tiểu ra máu thường gây ra bởi các bệnh lý, hay gặp nhất là bệnh viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên khiến cho nước tiểu màu vàng đục hoặc đỏ sẫm lẫn máu kèm cảm giác đau buốt. Ngoài ra, bất cứ ai cũng dễ dàng mắc phải chứng đi tiểu ra máu bởi những nguyên nhân như:

  • Tổn thương bởi ngoại lực: những chấn thương do ngoại lực tác động dễ khiến bàng quang và đường tiết niệu tổn thương và mắc bệnh gây ra hiện tượng có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Bệnh lý về bàng quang, thận, tuyến tiền liệt: các bệnh lý ở các vùng liên quan với đường tiết niệu thường thấy như viêm thận, viêm bể thận, sỏi thận, ung thư thận; sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang; viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,… cũng thường có biểu hiện là đi tiêu ra máu kèm theo sốt cao, đau rát, buồn nôn.
  • Bệnh lý về máu: các bệnh như bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu khó đông…có thể khiến đi tiểu ra máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống ung thư… có thể kèm theo tác dụng phụ gây đi tiểu ra máu.

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu không chỉ là căn bệnh gây khó chịu, hoang mang mà còn gây ra nhiều hiểm hoạ nếu không được chữa trị kịp thời. Đối với trường hợp tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu, nếu không chữa sớm và đúng cách sẽ gây viêm nặng và viêm tới các bộ phận liên quan khác như thận, bàng quang…

Còn lại ở các trường hợp khác, đi tiểu ra máu là biểu hiện có những bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ bài tiết hoặc đường máu. Nếu không kịp thời kiểm soát bệnh, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng khác. 

Xem thêm: Tiểu buốt ở phụ nữ – Nguyên nhân và phòng tránh 

Đi tiểu ra máu – phòng bệnh hơn chữa bệnh

di-tieu-ra-mau-3

Uống đủ nước là cách dễ dàng để ngăn chặn đi tiểu ra máu. 

Đi tiểu ra máu là căn bệnh có khả năng tái phát cao vì vậy mỗi cá nhân đều nên biết cách phòng bệnh cơ bản. Những biện pháp này thường rất dễ dàng để thực hiện mỗi ngày thành một thói quen, từ đó ngăn chặn chứng đi tiểu ra máu gây khó chịu và tiềm ẩn nhiều hiểm hoạ, có thể kể đến như:

  • Uống đủ nước để lợi tiểu, bài tiết thường xuyên tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Mỗi người trưởng thành trung bình ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước tuỳ thể trạng. Đó có thể là nước lọc, nước canh, nước ép trái cây… (tránh nước ngọt đóng chai, rượu, bia…).
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên và đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Đặc biệt là ở phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và sát với hậu môn sẽ dễ nhiễm các bệnh về viêm đường tiết niệu hơn ở nam giới. Để khắc phục điều này, phụ nữ nên dùng các dung dịch vệ sinh có công dụng diệt khuẩn nhẹ nhàng và cân bằng PH, đồng thời lưu ý lau rửa từ trước về sau, từ hướng âm đạo tới hậu môn để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công đường tiết niệu.
  • Theo Giáo sư Kurt G. Naber (Đức), giao hợp là nguyên nhân của 75 – 90% nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ. Bởi vậy, sau khi quan hệ tình dục đối với cả nam và nữ đều nên đi tiểu và vệ sinh bộ phận sinh dục ngay sau đó. Bởi đây là thời điệu niệu đạo thường mở lớn tạo điều kiện cho vi khuẩn có điều kiện đi ngược lên. Đi tiểu kịp thời sau quan hệ sẽ giúp những vi khuẩn này sớm bị đào thải toàn bộ, ngăn chặn chúng gây bệnh.

Đối với trường hợp đã mắc chứng tiểu ra máu kèm theo những biểu hiện: nóng rát khi đi tiểu, thường xuyên mót tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt… điều đầu tiên cần làm là tới khám bệnh tại các cơ sở y tế để có kết luận cụ thể, tránh tự tiện chữa bệnh tại nhà sẽ dễ khiến bệnh không hề thuyên giảm mà còn trở nên nặng nề hơn.

Sau khi đã nắm chắc được nguyên nhân gây đi tiểu ra máu, nếu là do bệnh lý hoặc chấn thương thì cần thực hiện điều trị và kiểm soát bệnh dựa theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn nếu nguyên nhân là do viêm đường tiết niệu bạn có thể tiến hành chữa bệnh bằng tây y (thường là kháng sinh) hoặc bằng đông y với các thảo dược lành tính như: bông mã đề, râu ngô, củ sả, hoa cúc, kim ngân hoa, kim tiền thảo… Trong đó kim ngân hoa và kim tiền thảo có tác dụng

 

]]>
https://nieubao.vn/di-tieu-ra-mau-nguy-hiem-khong-3914/feed/ 0
Phòng chữa chứng tiểu nhiều và ra máu https://nieubao.vn/phong-chua-chung-tieu-nhieu-va-ra-mau-1833/ https://nieubao.vn/phong-chua-chung-tieu-nhieu-va-ra-mau-1833/#respond Sun, 15 Jun 2014 03:20:33 +0000 https://nieubao.vn/?p=1833 Hiệu tượng đi tiểu buốt, tiểu nhiều kèm ra máu làm người bệnh khá lo lắng. Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc cho bạn về cách phòng chữa chứng bệnh này.

tieu nhiu ra mau

Nguyên nhân gây gây tiểu buốt, ra máu là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:

Nếu tiểu ra máu kèm tiểu nhiều, đau có thể do các nguyên nhâu như:

  • Ngủ ít
  • Viêm đường tiết niệu
  • Tiểu đường
  • U xơ tuyến tiền liệt đặc biệt là u lớn chèn vào cổ bàng quang

Bị viêm niệu đạo: Gây nhiễm khuẩn niệu đạo nên mỗi lần đi tiểu có cảm giác bỏng rát đôi khi có mủ

Viêm bàng quang: Nhiễm khuẩn niệu đạo thường gặp gây hiện tượng đau bụng dưới, nước tiểu khai và có máu.

Viêm thận-bể thận cấp: có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu

Tiểu ra máu do viêm thận mạn tính xuất phát từ nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, sỏi tiết niệu, chất độc hoặc dùng thuốc kéo dài…

Mặc đồ lót chật làm tăng nhiệt độ vùng kín nên vi khuẩn dễ dàng phát triển

Cách phòng và trị bệnh tiểu nhiều và ra máu như thế nào?

Áp dụng các biện pháp dưới đây như:

  • Hạn chế ăn canh, uống nước rau trong bữa tối, nhất là các loại rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, nước luộc ngô, rau bìm bìm, dưa hấu…
  • Không nên uống bia, nước chè, cà phê buổi chiều và tối vì rất lợi tiểu.
  • Không nên ăn mặn, vì ăn mặn phải uống nhiều nước làm cho lợi tiểu
  • Nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày nhất là cơ quan sinh dục
  • Không nên mặc đò lót quá chật
  • Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, Nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/phong-chua-chung-tieu-nhieu-va-ra-mau-1833/feed/ 0
Tiểu ra máu nên ăn gì? https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-nen-an-gi-1498/ https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-nen-an-gi-1498/#respond Sat, 17 May 2014 08:02:30 +0000 https://nieubao.vn/?p=1498 Hiện tượng tiểu ra máu gây ra chủ yếu do các bệnh về đường tiết niệu. Ngoài việc điều trị, một số món ăn giúp hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bệnh tiểu ra máu theo kinh nghiệm dân gian.

1.  Cháo rễ cỏ tranh trắng

co tranh

Cây cỏ tranh

  • Rễ cỏ tranh trắng 250g
  • Gạo 50g
  • Đường phèn vừa đủ

Cách làm:

Rửa sạch rễ cỏ tranh sau đó bỏ rễ nhỏ, cắt nhỏ cho vào nồi đun với 300ml. Đun cho tới khi còn 200 ml bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo đã đãi sạch và đường phèn đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa. Nấu cháo loãng và ăn nóng ngày 2 lần có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết trị chứng đái ra máu.

2. Cháo hoa cúc

chao hoa cuc

Hoa cúc

  •  Hoa cúc tươi 5 bông
  • Thịt lợn nạc 50g
  • Mộc nhĩ 50g
  • Gạo nếp 100g
  •  Muối, bột ngọt vừa đủ

Cách làm:

Rửa sạch tất cả sau đó cho vào nồi với 1 lít nước đun sôi cho tới khi gạo nếp nở ra. Sau đó cho các vị vào nấu chín chia ngày ăn 2 lần có tác dụng giải nhiệt, tiêu phù, an tạng và sáng mắt, điều trị chứng tiểu ra máu.

3. Canh rau muống

rau muong

  • Rau muống 500g
  • Mật ong 50g

Cách làm:

Rau rửa sạch, thái nhỏ nấu chín với 800 ml nước, sau đó chắt lấy nước và bỏ bã. Nấu cô lại còn 400ml và cho mật ong vào là được. Uống ngày 2 lần trị tiểu ra máu.

 4.  Canh hồng

hong

  • Hồng khô 2 quả
  • Cỏ bấc đèn 6g
  • Rễ cỏ tranh 30g
  • Đường trắng vừa đủ

Cách làm:

Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu 20 phút, vớt bỏ bã, cho đường, uống nước. Ngày uốn 2 lần vào buổi sáng và tối, liên tục từ 3-5 ngày giúp trị chứng tiểu ra máu.

Món ăn khác

Ngòai một số món trên, còn một số món ăn khác có tác dụng tốt cho người tiểu ra máu ví dụ như:

1. Trứng vịt luộc với nước tô mộc ngày ăn 1-2 quả

2. Mộc nhĩ 30g, rau kim châm 120g, đổ 500ml nước sắc còn 300ml, uống trong ngày

3. Hạt sen 30g, nước 600ml, nấu còn 300ml, ăn cái, uống nước

4. Rau cần tươi vừa phải rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước mỗi lần uống 100ml, uống 2 lần mỗi ngày

5.  300g đương quy thái mỏng, rượu gạo 100g, đổ 1 lít nước, nấu còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngàycó tác dụng điều hòa huyết, trị tiểu ra máu.

6. Lấy nước nho, nước ngó sen, nước sinh địa, mỗi thứ 250g, hòa chung đun sôi, mỗi ngày uống 25-30ml trước khi ăn cơm tác dụng thanh nhiệt, trị tiểu ra máu.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-nen-an-gi-1498/feed/ 0
Chữa tiểu ra máu với bài thuốc dân gian https://nieubao.vn/chua-tieu-ra-mau-voi-bai-thuoc-dan-gian-1492/ https://nieubao.vn/chua-tieu-ra-mau-voi-bai-thuoc-dan-gian-1492/#comments Fri, 16 May 2014 07:27:57 +0000 https://nieubao.vn/?p=1492 Tiểu ra máu là hiện tượng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm đường tiếtniệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận, u bàng quang… Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị chứng tiểu ra máu.

bo cong anh

Bồ công anh làm vị thuốc trị tiểu ra máu

Tiểu ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấp tính

Hiện tượng tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu, viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp làm cho người bệnh cso triệu chứng tiểu ra máu, sốt, ngủ ít, hay mê, miệng khát. Khi đó sử dụng một số bài thuốc dưới đây.

Bài thuốc 1

  • Lá tre 16g
  • Sinh địa 12g
  • Cam thảo đất 12g
  • Mộc hương 12g
  • Cỏ nhọ nồi 16g
  • Tam thất 4g
  • Kim ngân 16g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài  thuốc 2

Tiểu kế ẩm tử:

  • Sinh địa 20g
  • Tiểu kế 12g
  • Hoạt thạch 16g
  • Mộc thông 12g
  • Chích thảo 6g
  • Bồ hoàng (sao) 12g
  • Đạm trúc diệp 12g
  • Ngẫu tiết 12g
  • Đương quy 6g
  • Chi tử 12g

Để thanh nhiệt giải độc dùng:

  • Gia kim ngân 12g
  • Liên kiều 12g
  • Bồ công anh 12g

Ngày sắc uống 1 thang

Tiểu ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu mạn tính

Nếu nguyên nhân do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận làm người bệnh tiểu ít, khátnước, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Khi đó chữa bằng cách tư âm thanh nhiệt chỉ huyết, dùng bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1

co nho noi

Cỏ nhọ nồi

  • Sinh địa 12g
  • Thạch hộc 12g
  • Sa sâm 12g
  • Mạch môn 12g
  • A giao 8g
  •  Kỷ tử 12g
  • Cỏ nhọ nồi 16g
  •  Rễ cỏ tranh 12g
  •  Trắc bá diệp 12g

Ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc 2

Đại bổ âm hoàn gia giảm:

  • Hoàng bá 12g
  • Tri mẫu 8g
  • Thục địa 16g
  • Quy bản 12g
  • Cỏ nhọ nồi 12g
  •  Rễ cỏ tranh 12g
  • Chi tử (sao đen) 8g

Ngày sắc uống 1 thang

Sỏi đường tiết niệu

Nếu tiểu ra máu do có sỏi đường tiết niệu dùng bài thuốc sau:

  • Đan sâm 12g
  • Ngưu tất 12g
  • Ích mẫu 12g
  • Uất kim 12g
  • Chỉ thực 6g
  • Cỏ nhọ nồi 16g
  •  Huyết dụ 12g
  • Bách thảo sương 4g

Sắc uống ngày 1 thang.

Nguồn: SKDS

]]>
https://nieubao.vn/chua-tieu-ra-mau-voi-bai-thuoc-dan-gian-1492/feed/ 11
Nguyên nhân và cách phòng trị tiểu ra máu https://nieubao.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tri-tieu-ra-mau-3-1016/ https://nieubao.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tri-tieu-ra-mau-3-1016/#comments Mon, 31 Mar 2014 03:39:28 +0000 https://nieubao.vn/?p=1016 Đi tiu ra máu (còn gọi là đái ra máu) là tình trng trong nước ticó máu, hay chính xác hơn là có chứa hng cu. Thường ch có hai loi chính là tiu máu vi th và tiu máu đi th.

Tiểu ra máu là gì?

Như đã nói ở trên, có hai loại chính là: Tiểu ra máu vi thể và tiểu ra máu đại thể.

  • Tiểu ra máu vi thể là tình trạng trong nước tiểu có chứa hồng cầu nhưng lượng hồng cầu ít, không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường, cần phải được các bác sĩ làm các xét nghiệm chuyên môn mới có kết luận chính xác.
  • Tiểu ra máu đại thể là tình trạng trong nước tiểu cũng có chứa hồng cầu, nhưng lượng hồng cầu rất lớn, có thể nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt thường, quan sát sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc màu vàng sậm, thậm chí còn có thể thấy xuất hiện cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.

Người bị đi tiểu ra máu khi đi tiểu thường bị đau, buốt. Đôi khi trong nước tiểu còn kèm theo mủ, sỏi nhỏ hoặc dưỡng chất.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu

1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân chính và dễ hay mắc phải dẫn đến đi tiểu ra máu. Khi đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, sẽ gây viêm và làmtổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… khiến cho hồng cầu ra ngoài theo đường nước tiểu. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu như: sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt. Với triệu chứng này có thể là bị mắc bệnh ở niệu đạo hoặc bàng quang.

Nếu có triệu chứng sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng…có thể là bị mắc bệnh viêm thận, viêm bể thận. Con đường gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn đi vào thận qua đường máu hoặc di chuyển lên từ niệu quản.

2. Sỏi đường tiết niệu

Bị sỏi đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân gây đi tiểu ra máu. Sỏi được hình thành là do các chất khoáng trong nước tiểu đôi khi chúng kết thành thể rắn nhỏ, bám trên các bức tường của thận hoặc bàng quang. Qua một thời gian dài, chúng có kích thước to dần thành những viên sỏi cứng. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, niệu đạo…

Sỏi ở dạng dứng yên thì người bệnh không có cảm giác đau và đôi khi không biết. Tuy nhiên, khi chúng gây tắc nghẽn hoặc di chuyển xuống dưới sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu, gây cảm giác đâu buốt và đi tiểu ra máu.

Để chuẩn đoán được sỏi hệ tiết niệu có thể sử dụng các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh như: chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp… sẽ cho kết quả chính xác.

3. Ung thư tuyến tiền liệt

Đôi khi tiểu ra máu còn là một nguyên nhân của các khối u của hệ tiết niệu như u bàng quang, u thận. Các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh không phát hiện được sớm bệnh. Chỉ đến khi tiểu máu đại thể mới đi khám thì khối u thường đã ở giai đoạn di căn nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người trung niên, khoảng gần 50 tuổi trở lên.

4. Phát triển tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ở ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo, thường phát triển khi ở lứa tuổi trung niên. Khi tuyến phì đại, nó chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng tiểu gây triệu chứng đái khó, đái ngắt quãng… và có thể gây đái máu đại thể hoặc vi thể. Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây triệu chứng tương tự.

5. Tiểu ra máu do bệnh di truyền

Những người có bệnh di truyền về thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu trong nước tiểu, có thể ở mức vi thể hoặc đại thể. Hội chứng Alport (tác động vào các màng lọc của tiểu cầu thận) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu máu.

6. Chấn thương thận hoặc thể dục nặng

Trường hợp thận bị tổn thương do va đập, do tai nạn hoặc luyện tập các môn thể thao mạnh có thể gây tổn thương đến bàng quang, mất nước hoặc sự cố các tế bào máu đỏ… Biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được ngay sau khi thực hiện một buổi tập dữ dội.

7. Bệnh về thận

Viêm cầu thận gây viêm nhiễm hệ thống lọc của thận cũng là nguyên nhân phổ biết gây ra vi chảy máu. Viêm cầu thận có thể là một phần của một bệnh hệ thống, chẳng hạn như tiểu đường, hoặc nó có thể xảy ra riêng một mình. Nguyên nhân của viêm cầu thận hoặc do nhiễm virus hoặc các bệnh mạch máu (viêm mạch), các vấn đề miễn dịch như bệnh lí thận… chúng ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, lọc máu trong thận.

8. Do dùng thuốc

Đôi khi sử dụng một số loại thuốc cũng gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Các loại thuốc cần lưu ý như: Thuốc chống đông (Heparin, kháng vitamin K), thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin), thuốc chống ung thư (cyclophosphamid).. Khi nhưng sử dụng các loại thuốc này, chứng tiểu máu sẽ hết.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn gây tiểu máu, có thể là bệnh Schistosoma bàng quang, bệnh giun chỉ hệ bạch huyết, các bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, do truyền nhầm nhóm máu gây vỡ hồng cầu hoặc tiểu máu….

Khi tình trạng tiểu ra máu kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày mà vẫn không khỏi thì nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để làm các xét nghiệm xác định chính xác bệnh kịp thời.

Các phương pháp điều trị khi bị tiểu ra máu

Tiểu ra máu về bản chất là triệu chứng của các bệnh lý thực thể đã nêu ở trên liên quan đến hệ tiết niệu hoặc các bệnh khác. Nếu bị tiểu ra máu (tiểu máu đại thể) hoặc nghi ngờ bị tiểu ra máu (tiểu máu vi thể) khi thấy cơ thể mệt mỏi, tiểu buốt, tiểu rắt, đau hố thắt lưng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời theo nguyên nhân chính xác.

Một số cách điều trị theo từng nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu:

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thường sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng tiểu máu sẽ giảm dần trong vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng bệnh nhiễm trùng định kỳ có thể cần nhiều phương pháp điều trị và thời gian lâu hơn.

Sỏi thận: Uống nước nhiều và hoạt động là biện pháp đơn giản và dễ dàng để loại bỏ sỏi thận. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả thì bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp xâm lấn sâu hơn như: dùng sóng xung kích để phá vụn sỏi thận, hoặc có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.

Mở rộng tuyến tiền liệt: Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng và phục hồi chức năng bình thường của đường tiết niệu. Tất cả đều có hiệu quả đến mức độ khác nhau và đều có nhược điểm. Đầu tiên sẽ sử dụng thuốc đặc trị, nhược điểm của nó là sẽ mất thời gian dài. Khi thuốc không đỡ, có thể sử dụng phương pháp chiếu nhiệt, tia laser hoặc sóng âm để tiêu diệt tế bào tuyến tiền liệt… tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng.

Ung thư: Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư là phương pháp thường được sử dụng. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, hoặc lành hay ác tính…của khối u mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc loại bỏ hoàn toàn bàng quang. Có thể kết hợp với phương pháp hóa trị….

Rối loạn di truyền:  Với trường hợp hội chứng Alport nghiêm trọng phải áp dụng biện pháp chạy thận, còn các trường hợp thiếu máu sẽ điều trị bằng truyền máu, hoặc nếu có điều kiện tốt có thể cấy ghép tủy xương.

Với các bệnh khác liên quan đến thận, thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể tương ứng với nguyên nhân gây bệnh.

Khi tình trạng tiểu ra máu kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày mà vẫn không khỏi thì nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa ngay. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Phòng tránh tiểu ra máu

  • Nên uống nhiều nước, không nên nhịn tiểu, vệ sinh cơ quan bài tiết sạch sẽ, có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm chứa oxalate, hạn chế muối, protein… Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại để tránh ảnh hưởng tới thận.

Bạn nên tạo cho mình thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc và hoạt động thể thao hợp lý để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

 Nieubao.vn

 

]]>
https://nieubao.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tri-tieu-ra-mau-3-1016/feed/ 36