Niệu Bảo https://nieubao.vn Giúp giảm tiểu buốt, thông suốt tiết niệu Wed, 22 Sep 2021 01:14:29 +0700 vi hourly 1 Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nam giới https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2-4404/ https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2-4404/#respond Wed, 14 Mar 2018 02:50:58 +0000 https://nieubao.vn/?p=4404 Bệnh giang mai là chứng bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ sinh lý ở cả hai giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ mắc chứng giang mai ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Hãy cùng nieubao.vn tìm hiểu về những dấu hiệu sớm của bệnh giang mai để có hướng điều trị kịp thời bạn nhé!

benh-giang-mai
Tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến lây bệnh giang mai.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh là do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum). Đây là chiếc xoắn khuẩn có hình lò xo khoảng 6 tới 10 vòng xoắn, tuyến đường kính ngang không quá 0,5 µ, dài trong khoảng 6 đến 15 µ. Xoắn khuẩn mang thể với 3 loại: Di động hỗ tương như quả lắc đồng hồ, Di động theo trục dọc kiểu ốc, Di động theo kiểu lượn sóng.

Xoắn khuẩn này có thể lây qua nhiễm qua những con đường chính sau:

  • Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn (quan hệ tình dục, đụng chạm vào vết thương hở…)
  • Lây nhiễm qua đường máu (qua tiêm chích, truyền máu…)
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con.

Những triệu chứng bệnh giang mai xuất hiện ở nam giới

benh-giang-mai-1
Nắm bắt chuẩn xác các dấu hiệu bệnh giang mai để có hướng điều trị thích hợp.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn thứ nhất

Xoắn khuẩn bệnh giang mai sau khi thâm nhập vào niêm mạc cơ thể người thường ủ bệnh trong vòng 3 tuần.

Xoắn khuẩn giang mai thường thâm nhập vào lớp da và cả lớp niêm mạc thời gian ủ bệnh trong khoảng 3 tuần. Sau đó bắt đầu có những vết lở loét tổn thương trong khoảng 1 đến 2cm  xuất hiện ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, không những thế bệnh còn với thể xuất hiện ở hậu môn và cả ở miệng.

Nhưng vết lở loét này được gọi là “săng giang mai” – là dấu hiệu nặng nhất của bệnh giang mai giai đoạn đầu. Nó có hình tròn đều, không ngứa, không đau, bề mặt hơi rắn, màu đỏ thịt tươi và không có mủ.

>>> Tham khảo thêm: Nhanh chóng phát hiện bệnh lậu ở nam giới qua những dấu hiệu sau.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn thứ hai

Khi mắc bệnh tầm 6 đến 8 tuần, bệnh giang mai sẽ chuyển sang công đoạn 2 với triệu chứng như:

  • Đau đầu, đau khớp.
  • Hạch bạch huyết sưng to.
  • Sốt.
  • Chán ăn, cơ thể mỏi mệt rã rời.
  • Tiếp tục nổi ban trên vùng niêm mạc ở môi, quy đầu, khoang miệng.
Ngoài ra bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác hiếm gặp hơn như:
  • Rụng lông, tóc.
  • Nốt ban giảm đỏ chuyển sang thâm tím.
  • Các vết ban, lở loét lan rộng kèm theo cảm giác ngứa.
Đây là giai đoạn bệnh có khả năng lây cao nhất rất cần được điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn thứ ba

Giai đoạn này xảy ra với 3 hình thức khác nhau là:  giang mai tim mạch (khoảng 10%) giang mai tâm thần (khoảng 6,5%), và củ giang mai (khoảng 15%). quá trình này bệnh không lây.

Các phương pháp điều trị bệnh giang mai ở nam giới

benh-giang-mai-3
Cần đến cơ sở Y tế để được xét nghiệm và chữa trị bệnh giang mai đúng cách và triệt để nhất.
  • Việc điều trị bệnh được tiến hành bởi cơ sở y tế dựa trên những chuẩn đoán chính xác nhất. Bệnh nhân cần được theo dõi và xét nghiệm cùng với bạn tình của mình. Điều trị càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả rất cao và khả năng khỏi có thể lên tới 95%.
  • Trong thời kỳ ở giai đoạn nên chú ý theo dõi để hạn chế bệnh tái phát, sau lần điều trị cần khám lại 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm .Nếu thấy dấu hiệu bệnh giang mai tái phát cần tăng thêm liều lượng điều trị.
  • Người bệnh cần phải nghe theo sự điều trị của thầy thuốc thì bệnh mới nhanh giảm và khỏi triệt để.
]]>
https://nieubao.vn/benh-giang-mai-2-4404/feed/ 0
Tiểu ra máu là bệnh gì và vì sao cần chữa trị dứt điểm https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-la-benh-gi-3958/ https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-la-benh-gi-3958/#comments Tue, 25 Apr 2017 09:57:57 +0000 https://nieubao.vn/?p=3958 Bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng tiểu ra máu. Vậy cụ thể đây là bệnh gì và liệu có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Niệu Bảo tìm hiểu thêm thông tin về tiểu ra máu qua bài viết dưới đây.

tieu-ra-mau-la-benh-giTiểu ra máu là khi dung dịch nước tiểu lẫn máu chuyển sẫm đỏ.

Tiểu ra máu là bệnh gì?

Tiểu ra máu là hiện tượng có lẫn máu (hồng cầu) trong nước tiểu, khiến nước tiểu chuyển màu nâu sẫm, đỏ sẫm hoặc có lẫn vệt máu trong nước tiểu. Dựa trên quan sát dung dịch nước tiểu bệnh nhân, có thể chia chứng tiểu máu thành 2 dạng chính:

  • Tiểu máu đại thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu lớn dễ dàng quan sát bằng mắt thường ( nước tiểu sẫm màu hoặc lẫn vệt máu đông.
  • Tiểu máu vi thể: là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, cần dùng kính hiển vi hoặc phương pháp cô đặc để quan sát.

Nguyên nhân gây tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu, trong đó thường thấy nhất là do đường tiết niệu bị viêm nhiễm khi vi khuẩn thâm nhập gây viểm và tổn thương các cơ quan trong hệ bài tiết như: niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… khiến hồng cầu từ cách cơ quan viêm nhiễm trôi ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:

  • Sỏi đường tiết niệu: có thể ở nhiều vị trí khác nhau như sỏi thân, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang… Sỏi ở đường tiết niệu thường có xu hướng di chuyển xuống dưới vì vậy gây va chạm và tổn thương niêm mạc đường tiết niệu khiến chảy máu và làm xuất hiện chứng tiểu ra máu.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: herpes sinh dục, chlamydia, bệnh lậu, giang mai… cũng sẽ gây tiểu ra máu kèm cảm giác ngứa, rát ở bộ phận sinh dục.
  • Ung thư : ung thư niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt, âm đạo/âm hộ hay ung thư dương vật cũng là nguyên nhân của đi tiểu đau buốt.
  • Phì tuyến tiền liệt: trường hợp này thường gặp ở nam giới trung niên và lớn tuổi. Vị trí của tuyến tiền liệt ở nam giới nằm ở dưới gần bàng quang và niệu đạo, tuổi cao khiến tuyến này càng lớn chèn ép vào niệu đạo từ đó gây ra cảm giác đau rát khi đi tiểu và tiểu ra máu.

tieu-ra-mau-la-benh-gi-1Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu.

Ngoài các nguyên nhân trên, các nguyên nhân ít gặp hơn gây tiểu máu có thể là bệnh Schistosoma bàng quang (Schistosoma có thể đi đến tĩnh mạch bàng quang, làm tắc tĩnh mạch bàng quang và gây vỡ tĩnh mạch niêm mạc bàng quang); bệnh giun chỉ hệ bạch huyết; các bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport; do ngộ độc: axetanilit, nitrotoluen, cantarit, axit picric, lá cây đại hoàng, photpho…; do truyền nhầm nhóm máu gây vỡ hồng cầu hoặc tiểu máu; do chấn thương bàng quang niệu đạo hoặc chấn thương thận, niệu quản và cuối cùng là vận động với một cường độ quá lớn ở các vận động viên cũng có thể gây tiểu máu.

Phương pháp điều trị chứng tiểu ra máu

Có nhiều chứng bệnh khác nhau dẫn đến chứng tiểu ra máu, trong đó có những bệnh tương đối nguy hiểm, đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện thấy dấu hiệu tiểu ra máu, có thể kèm theo các dấu hiệu như: sốt, đau rát khi đi tiểu, đi tiểu rắt, đau quặn bụng dưới… bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh sau đó mới có được phương pháp điều trị cụ thể. Tuyệt đối tránh tự chữa trị tại nhà bằng kháng sinh hay thuốc nam chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Để ngăn ngừa việc đi tiểu ra máu ngay hôm nay, bạn cũng nên tìm hiểu lại nguyên nhân của chứng bệnh này từ đó ngăn chặn tận gốc bằng các phương pháp tương đối đơn giản như sau:

  • Uống nhiều nước: nước là “thần dược” cho hệ bài tiết. Thiếu nước, dung dịch nước tiểu cũng nhanh chóng cô đặc và chuyển màu sẫm. Tình trạng này kéo dài dễ gây sỏi thận, sỏi bàng quang… là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: giữ vùng kín sạch sẽ đối với cả nam và nữ là bước đầu để tránh xa khỏi nguy cơ mắc các bệnh viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…. Đối với nữ giới, có đường niệu đạo ngắn, khi đi vệ sinh cần nhớ lau từ trước ra sau tránh để vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập niệu đạo. Đối với cả nữ và nam giới, cần giữ vệ sinh thường xuyên vùng kín nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục bằng cách rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
  • Tránh xa các chất độc hại: thuốc lá, hoá chất, thiếu nước… là nguyên nhân ẩn sau chứng ung thư bàng quang. Từ bỏ và tránh xa chúng ngay hôm nay để đảm bảo sức khoẻ cho hệ bài tiết của mình.

Có thể thấy, dù là biểu hiện của chứng bệnh nào thì ngay khi phát hiện trong nước tiểu lẫn máu, bạn nên có phương án chữa trị dứt điểm. Tránh để bệnh nặng nề gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Nếu được chuẩn đoán mình mắc chứng tiểu ra máu do viêm đưòng tiết niệu, bạn cũng đừng vội vàng sử dụng kháng sinh để ngăn chặn bệnh tạm thời. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Niệu Bảo, với thành phần lành tính từ dược liệu tự nhiên an toàn cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ, giúp đẩy lùi chứng tiểu ra máu trong thời gian ngắn, không những thế thành phần có trong Niệu Bảo còn giúp bệnh được chữa trị tận gốc, khó có khả năng tái phát trở lại.

]]>
https://nieubao.vn/tieu-ra-mau-la-benh-gi-3958/feed/ 8
Có nên lo lắng khi thấy nước tiểu vàng đục? https://nieubao.vn/lo-lang-khi-nuoc-tieu-vang-duc-3953/ https://nieubao.vn/lo-lang-khi-nuoc-tieu-vang-duc-3953/#comments Mon, 03 Apr 2017 01:46:19 +0000 https://nieubao.vn/?p=3953 Nước tiểu là dung dịch cơ thể thải ra sau quá trình trao đổi chất, vì vậy trạng thái của nước tiểu từ vàng nhạt trong bỗng chuyển vàng đục, đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh tiềm ẩn trong người hoặc liên quan đến chính những gì chúng ta vừa ăn, uống. Cụ thể ra sao, mời bạn cùng Niệu Bảo tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

nuoc-tieu-vang-ducMàu nước tiểu nói gì về sức khoẻ của bạn?

Nguyên nhân gây ra nước tiểu vàng đục

Nguyên nhân lành tính

  • Do thực phẩm: nước tiểu có sự liên quan mật thiết đến các thực phẩm, thức uống chúng ta nạp vào cơ thể. Vì vậy, thức ăn có nhiều chất đạm, tính kiềm..  như sữa, củ cải đường, măng tây, thịt mỡ… có thể khiến nước tiểu bị đục. Tương tự như thế, uống nhiều rượu cũng khiến nước tiểu mất đi độ trong.
  • Do uống không đủ nước: một nguyên nhân phổ biến gây ra nước tiểu đục là do chúng ta không uống đủ nước. Khi đó, lượng nước trong cơ thể không đủ để lọc hết những cặn bã cần đào thải ở đường tiết niệu, khiến nước tiểu sánh đặc lại, có màu đục và mùi khai nồng hơn bình thường.
  • Do môi trường ngoài: nước tiểu ngay sau khi tống xuất khỏi cơ thể có thể xuất hiện dưới dạng trong, hơi ngả vàng nhẹ. Nhưng dưới tác động của môi trường ngoài và vi khuẩn thì nước tiểu sẽ biến chất và đục dần. Trường hợp này là tự nhiên, bạn không cần quá quan ngại.
  • Do dùng thuốc: một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.

nuoc-tieu-vang-duc-2Thực phẩm có tính kiềm khiến nước tiểu đục hơn.

Nguyên nhân ác tính

  • Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh phổ biến và gây ra những biểu hiện mà ngay lập tức nhìn thấy, cảm thấy được. Trong đó, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến nước tiểu đục màu, lẫn máu ở trường hợp nặng, kèm theo cảm giác đái buốt, đái rắt, đau rát đường tiểu, bồn chồn mót tiểu suốt cả ngày.
  • Do lậu, Chlamydia: ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người mắc lậu, chlamydia sẽ có những triệu chứng khác như tiểu buốt, sốt, đau hông lưng, thậm chí tiểu có mủ.
  • Do rối loạn chức năng chuyển hoá: bệnh nhân mắc bệnh Gout thường gặp vấn đề ở chức năng chuyển hoá các chất, điều này cũng khiến cho nước tiểu buổi sáng của người bệnh có màu trắng đục, để lâu lại thì lắng căn như vôi, đó là do trong nước tiểu có chứa quá nhiều phốt pho, urat chưa được chuyển hoá. Nếu trường hợp này diễn ra quá lâu mà không được chữa trị, có thể dẫn đến bị sỏi thận do những tinh thể phốt pho đọng lại không thể bài tiết.
  • Do tiểu dưỡng trấp: đây là căn bệnh khiến cho nước tiểu chuyển đục dễ thấy nhất. Thường thì lớp màu trắng đục sẽ nổi trên bề mặt nước tiểu và đôi khi có thêm váng mỡ. Để lâu nước tiểu lắng lại sẽ tạo mảng như mảng keo – trắng như sữa đông hay mỡ đông. Hiện tượng không xảy ra liên tục mà theo từng đợt. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân mắc giun chỉ, lao, u sau phúc mạc, chấn thương, vỡ các mạch bạch huyết dị dạng bẩm sinh.

Cách điều trị chứng nước tiểu vàng đục

Chứng nước tiểu vàng đục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy cần lưu ý đến cơ sở y tế để chuẩn đoán chính xác bệnh sau đó mới có thể điều trị phù hợp, nhất là đối với trường hợp nước tiểu đục do mắc lậu, chlamydia… Bởi những bệnh này có nguy cơ gây nhiễm cao và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.

Đối với trường hợp nước tiểu đục do tiểu dưỡng trấp, theo thí nghiệm của Bệnh viên Đông y Hà Nội thì dùng nước sắc của rau dừa nước có tác dụng khả quan trong chữa trị bệnh này . Cụ thể, mỗi ngày cho bệnh nhân uống 100-200g rau dừa khô dưới dạng thuốc sắc ( thêm 1,5 – 2 lít nước, đun ski 2-3 giờ cho cạn còn 0,5 lít, chia làm 2 phần uống hết trong ngày), điều trị như vậy từ 4 đến 46 ngày liên tục tuỳ tình trạng bệnh, sẽ hết hẳn tình trạng tiểu đục, tiểu dưỡng chấp và sạch cả albumin, hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.

Đối với trường hợp nước tiểu dục do rối loạn chuyển hoá, khiến nước tiểu nhiều tinh thể khoáng, dễ dẫn đến sỏi thận, suy thận kèm theo thì bệnh nhân cũng có thể tham khảo các bài thuốc đông y của Lương y Hư Đan như:

  • Dùng kim tiền thảo 20g, mía giò 20g, giá đỗ xanh 30g, lá tre 30g, sắc bằng ấm đất trong vòng 15 đến 20 phút, với lượng nước cách thuốc 2 đến 3 cm. Chia ra uống hết trong ngày.
  • Dùng hạt sen 60g, sinh cam thảo 10g, sắc nước uống trong ngày. Có thể ăn kèm hạt sen khi uống nước thuốc.

Đối với trường hợp nước tiểu đục do viêm đường tiết niệu, bệnh nhân có thể tham khảo điều trị viêm đường tiết niệu theo nhiều cách. Thông thường, người bệnh khi biết mình mắc viêm đường tiết niệu, thường chủ quan chữa bằng cách uống, tiêm háng sinh. Cách này tuy chóng khỏi, tiện lợi nhưng lại chưa phải biện pháp triệt để. Kháng sinh liều cao thường không có lợi với trẻ em, bà bầu, dễ gây ra nóg trong và các tác dụng phụ. Nhất là khi ngày càng nhiều trường hợp kháng kháng sinh xảy ra, có thể gây tử vong. An toàn hơn cả, bệnh nhân có thể tham khảo những phương thuốc từ đông y giúp chữa trị chứng viêm đường tiết niệu hiệu quả như: kim tiền thảo, kim ngân hoa… Có thể sử dụng dược thảo đông y bằng cách dùng thuốc lá sắc uống,  hoặc lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng Niệu Bảo sẵn chứa cao kim tiền thảo, cao kim ngân hoa chữa trị nhanh chóng các dấu hiệu tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt của viêm đường tiết niệu đồng thời sản phẩm còn tích hợp Immune Gramma tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ nguy cơ mắc bệnh trở lại.

nieu-baoThực phẩm chức năng Niệu Bảo chữa trị hiệu quả chứng viêm đường tiết niệu.

]]>
https://nieubao.vn/lo-lang-khi-nuoc-tieu-vang-duc-3953/feed/ 12
Nước tiểu vàng đậm khác thường – nguyên nhân do đâu? https://nieubao.vn/nuoc-tieu-vang-dam-do-dau-3935/ https://nieubao.vn/nuoc-tieu-vang-dam-do-dau-3935/#comments Tue, 07 Mar 2017 02:54:16 +0000 https://nieubao.vn/?p=3935 Bạn bất chợt phát hiện nước tiểu của mình có màu vàng đậm, vàng nâu kèm mùi khác thường mà chưa rõ nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Nieubao.vn tham khảo ngay các nguyên nhân dưới đây để có được câu trả lời thoả đáng.

nuoc-tieu-vang-dam-1Có nhiều nguyên nhân gây ra nước tiểu màu vàng đậm.

1. Nước tiểu vàng đậm do cơ thể thiếu nước

Cơ thể thiếu nước sẽ khiến nước tiểu phải cô đặc lại vì thiếu đi lượng nước để trung hoà, điều đó gây ra tình trạng nước tiểu đậm màu và có mùi nồng hơn. Cơ chế này cũng lý giải hiện tượng nước tiểu thường có màu đậm hơn khi bạn đi tiểu vào sáng khi mới ngủ dậy, bởi khi đó thận đã trải qua cả đêm làm việc mà không được cung cấp nước. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần đảm bảo uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp lượng nước tiểu khi bài tiết trở về màu vàng nhạt bình thường, đồng thời ngăn ngừa các căn bệnh về sỏi thận, sỏi đường tiết niệu do cặn khoáng trong hệ bài tiết thiếu nước để trung hoà.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh bí tiểu

2. Nước tiểu vàng đậm do bệnh vàng da

Bệnh vàng da là sự gia tăng mất kiểm soát của các sắc tố da cam trong cơ thể khiến da vàng và nước tiểu cũng đậm màu hơn. Điều này là do các sắc tố da cam chuyển hoá từ hồng cầu thường bài tiết qua nước tiểu khiến dung dịch nước tiểu đậm màu hơn bình thường.

nuoc-tieu-vang-dam-2

Bệnh vàng da khiến gia tăng sắc tố da cam trong cơ thể.

3. Nước tiểu vàng đậm do bệnh về gan

Ngoài gây vàng da, vàng mắt, các bệnh về gan như: viêm gan cấp tính do vi-rút, xơ gan hoặc suy gan… còn khiến nước tiểu màu vàng sậm hơn. Do lúc này chức năng thanh lọc của gan suy giảm, làm thải ra quá nhiều sắc tố da cam trong nước tiểu.

4. Nước tiểu vàng đậm do sử dụng thuốc đặc trị

Nếu đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc như: rifampin warfarin và vitamin sẽ khiến màu nước tiểu đậm hơn bình thường. Trường hợp này không có gì đáng ngại, chỉ là do tác dụng phụ khi màu chứa trong thuốc hoà lẫn vào nước tiểu tạo ra.

5. Nước tiểu vàng đậm do thực phẩm

Ít ai biết được rằng có những loại thực phẩm đặc trưng dễ dàng gây nên sự thay đổi của màu nước tiểu như: củ dền, quả mâm xôi đen, dâu tằm… Nguyên nhân là do trong những quả này có chứa chất tạo màu tự nhiên như anthocyanins và curcumins. Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất tạo màu nhân tạo cũng khiến màu nước tiểu thay đổi.

nuoc-tieu-vang-dam-3Ăn củ dền có thể khiến nước tiểu chuyển màu đậm hơn.

6. Nước tiểu vàng đậm do cơ quan thuộc hệ bài tiết bị nhiễm trùng

Bàng quang, thân, niệu đạo vị viêm hoặc nhiễm trùng đều sẽ tác động đến màu và mùi của nước tiểu. Nhất là trong những trường hợp nhiễm nhiễm trùng bàng quang, viêm bể thận, suy thận… sẽ dẫn đến cảm giác rát buốt

7. Nước tiểu vàng đậm do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu phát hiện nước tiểu đậm màu hơn đi kèm với dấu hiệu buốt rát khi đi tiểu, tiểu mót, tiểu nhiều lần, quan sát hơn 24h mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Chứng bệnh này thường gây ra bởi các vi khuẩn tại đường ruột (khuẩn E.Coli) di chuyển tới đường niệu đạo từ hậu môn qua bộ phận sinh dục hoặc do cơ thể nóng trong. Nữ giới là đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này hơn nam giới do có đường niệu đạo ngắn. Bệnh có thể không gây nguy hiểm nhiều đến sức khoẻ nếu được điều trị kịp thời nhưng gây nên cảm giác khó chịu, bồn chồn cả ngày rất bất tiện. Không những thế, bệnh còn có khả năng tái phát cao nếu điều trị qua loa, không đúng cách.

Nước tiểu có màu vàng sậm là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân ác tính thường gặp và dễ dàng tái phát trở lại nhất là chứng viêm đường tiết niệu.  Cho đến giờ có nhiều phương pháp từ đông y đến tây y để khắc phục những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng đậm do chứng bệnh này gây ra, tuy vậy không phải phương pháp nào cũng giúp điều trị tận gốc, tránh bệnh tái phát.  Tin vui là trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm thực phẩm chức năng Niệu Bảo với thành phần chính từ các thảo dược đông y như: Kim Ngân Hoa, Kim Tiền Thảo kết hợp với cơ chế “thông, xả”, làm thông đường niệu, tiêu diệt và xả sạch vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu đồng. Với thành phần lành tính từ đông y, Niệu Bảo sử dụng tốt và an toàn cho cả trường hợp viêm đường tiết niệu do nóng trong hoặc với đối tượng phụ nữ sau khi sinh,trẻ em… Ngoài ra, với thành phần chứa ImmuneGamma® sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh, tăng sức đề kháng của đường niệu, từ đó giảm nguy cơ tái phát bệnh đường niệu hiệu quả.

nuoc-tieu-vang-dam

Niệu Bảo – khắc tinh của bệnh viêm đường tiết niệu.

]]>
https://nieubao.vn/nuoc-tieu-vang-dam-do-dau-3935/feed/ 12
Nước tiểu có mùi hôi biểu hiện chứng bệnh gì? https://nieubao.vn/nuoc-tieu-co-mui-hoi-2-3922/ https://nieubao.vn/nuoc-tieu-co-mui-hoi-2-3922/#comments Thu, 23 Feb 2017 01:37:26 +0000 https://nieubao.vn/?p=3922 Nước tiểu thông thường có mùi khai nhẹ, nhưng nếu bỗng dưng phát hiện mùi nước tiểu hôi nồng, màu nước tiểu sẫm thì có thể hệ bài tiết của bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó. Cùng Nieubao.vn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết và nắm được cách điều trị bệnh kịp thời bạn nhé.

nuoc-tieu-co-mui-hoi-1

Nước tiểu có mùi hôi có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh.

Nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi

Nguyên nhân lành tính

Trong trường hợp lành tính, nước tiểu có mùi lạ có thể do ảnh hưởng từ những thứ bạn vừa ăn, uống như:

  • Ăn những thực phẩm có mùi nồng như: tỏi, hành tây, măng tây, cá… Thực phẩm nhóm này sau khi tiêu hoá sẽ khiến nước tiểu có mùi bất thường.
  • Dùng thuốc kháng sinh hoặc vitamin: việc sử dụng các loại thuốc và vitamin dạng viên uống, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, vitamin B vitamin C, Penicillin, Ampicillin… sẽ thấy mùi nước tiểu có mùi hơi hắc rất đặc trưng.
  • Uống ít nước: cơ thể thiếu nước khi bài tiết sẽ khiến nước tiểu sẫm màu và và có mùi khai nồng.

nuoc-tieu-co-mui-hoi-2

Ăn măng tây khiến nước tiểu có mùi lưu huỳnh.

Nguyên nhân ác tính

Khi thấy mùi nước tiểu hôi nồng, kèm dấu hiệu đau rát đường tiết niệu, đau quặn vùng bụng dưới… màu nước tiểu sậm bất thường, đôi khi lẫn máu và mủ thì khả năng cao bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý về hệ bài tiết, những căn bệnh đó có thể là:

  • Viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang: đây là một dạng nhiễm trùng đường tiểu phổ biến, dấu hiệu thường thấy là đau tức phần bụng dưới, nước tiểu mùi khai và đôi khi lẫn máu.
  • Viêm hoặc bể thận: trường hợp này thường xảy đến do nhiễm trùng ngược từ bàng quang lên hoặc từ máu. Đây là trường hợp nguy hiểm, cần trợ giúp ngay lập tức từ y bác sĩ có chuyên môn để tránh gây nguy hại đến tính mạng.
  • Viêm đường tiết niệu: viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, khiến nước tiểu nặng mùi và đôi khi lẫn máu.
  • Suy gan: người mắc bênh suy gan khiến nước tiểu vàng sậm và có mùi mốc, trong mắt và da dẻ có sắc tố vàng.

Các phòng và chữa chứng nước tiểu nặng mùi

Nếu phát hiện nước tiểu có mùi hôi, điều đầu tiên bạn hãy xem lại các nguyên nhân lành tính để xác định nước tiểu của mình có mùi lạ có phải do các nguyên nhân đó hay không. Thông thường, khi nước tiểu mang mùi lạ bởi nguyên nhân lành tính sẽ không đi kèm các dấu hiệu phụ như đau rát đường tiểu, đau quặn bụng… Sau đó bạn chỉ cần loại bỏ được các nguyên nhân này thì màu và mùi nước tiểu sẽ quay về trạng thái bình thường.

Cách tốt nhất để khắc phục nước tiểu có mùi khó chịu gây ra bởi các nguyên nhân lành tính là bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày. Như vậy không chỉ giúp hệ bài tiết vận hành tốt, đảm bảo chức năng thải độc cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống lưu lại cặn khoáng tạo sỏi, bảo vệ thận. Vì thế, bạn nên uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày tuỳ thể trạng. Nếu cần kiểm soát tốt hơn lượng nước uống mỗi ngày hãy kiểm tra màu nước tiểu mỗi khi đi vệ sinh, thấy nước tiểu có mùi nhẹ và màu sắc chỉ hơi ngả vàng (gần như trong), không có cặn lạ có nghĩa là bạn đã uống đủ nước.

nuoc-tieu-co-mui-hoi-3

Uống đủ nước để hệ bài tiết luôn khoẻ mạnh.

Còn lại đối với các trường hợp nước tiểu có mùi hôi do viêm nhiễm các bộ phận thuộc hệ bài tiết hoặc các bệnh về gan thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành thử nước tiểu, từ đó chuẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị. Vì vậy, bạn hãy tiến hành đi khám bác sĩ nếu sau 24 giờ vẫn thấy nước tiểu tiếp tục có những biểu hiện bất thường mà không liên quan đến thức ăn, thuốc uống hay phẩm màu bổ sung trong thực phẩm. Ngoài ra, có thể cân chỉnh lại lối sống để phòng và chữa bệnh song song với việc sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ bằng các biện pháp như:

  • Đối với trường hợp sỏi thận: hạn chế ăn muối, đạm, uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Đối với trường hợp viêm, nhiễm trùng, ung thư bàng quang: nếu đang hút thuốc hãy ngay lập tức cai thuốc lá và lưu ý bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Đối với trường hợp viêm, nhiễm, ung thư thận: ngừng hút thuốc lá, kiểm soát thể trọng, ăn nhiều rau quả và trái cây, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các hoá chất độc hại.
  • Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu: hạn chế tắm rửa ở các vùng nước bẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập . Nếu thấy viêm niệu đạo tái phát nhiều lần thì cần xem lại và cải thiện các thói quen sống. Tốt nhất là nên giữ vệ sinh thật sạch, tránh hoá chất hoặc chất bẩn tác động đến vùng kín, tập thói quen lau rửa từ phía trước đến hậu môn, vệ sinh cẩn thận sau khi giao hợp…

Mọi dấu hiệu bất thường của cơ thể đều có thể là báo động của một bệnh lý nào đó. Vì vậy nếu quan sát thấy nước tiểu bỗng dưng có biểu hiện lạ, có mùi hôi khó chịu dù trước đó bạn vẫn uống đủ nước, không ăn đồ tanh, uống thuốc… thì bạn cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu ngay sau 24 giờ theo dõi.  Nếu phát hiện những dấu hiệu kèm theo như: sốt, đau bụng, đau rát đường niệu đạo, nước tiểu lẫn máu mủ, tiểu sẫm màu, tiểu không tự chủ… bạn nên cân nhắc đến cơ sở y tế sớm nhất có thể, tránh để những biến chứng đáng tiếc xảy ra làm tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng.

]]>
https://nieubao.vn/nuoc-tieu-co-mui-hoi-2-3922/feed/ 97
Đi tiểu ra máu liệu có nguy hiểm? https://nieubao.vn/di-tieu-ra-mau-nguy-hiem-khong-3914/ https://nieubao.vn/di-tieu-ra-mau-nguy-hiem-khong-3914/#respond Mon, 20 Feb 2017 07:45:13 +0000 https://nieubao.vn/?p=3914 Có phải bạn đang phát hiện thấy nước tiểu của mình có nhiều màu vàng nâu (lẫn máu) bất thường, kèm cảm giác đau buốt đường tiết niệu mỗi lần đi tiểu? Bạn hoang mang không rõ đây là bệnh lý gì, cần chữa trị ra sao?  Đừng quá lo lắng vì nieubao.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

di-tieu-ra-mau

Đi tiểu ra máu khiến nước tiểu sẫm màu, kèm theo đau buốt đường tiết niệu. 

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có lẫn máu (một vài trường hợp lẫn cả mủ), khiến cho dung dịch nước tiểu có màu vàng nâu, nâu đỏ hoặc nâu đen tuỳ mức độ nặng nhẹ. Bệnh này thường gây ra bởi chứng viêm đường tiết niệu, dấu hiệu  kèm theo là những cơn đau vùng bụng dưới, gây buốt rát như kim châm ở đường tiết niệu, gây cảm giác mót tiểu dù vừa tiểu xong…

Nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu ra máu

di-tieu-ra-mau-2

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu.

Chứng đi tiểu ra máu thường gây ra bởi các bệnh lý, hay gặp nhất là bệnh viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên khiến cho nước tiểu màu vàng đục hoặc đỏ sẫm lẫn máu kèm cảm giác đau buốt. Ngoài ra, bất cứ ai cũng dễ dàng mắc phải chứng đi tiểu ra máu bởi những nguyên nhân như:

  • Tổn thương bởi ngoại lực: những chấn thương do ngoại lực tác động dễ khiến bàng quang và đường tiết niệu tổn thương và mắc bệnh gây ra hiện tượng có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Bệnh lý về bàng quang, thận, tuyến tiền liệt: các bệnh lý ở các vùng liên quan với đường tiết niệu thường thấy như viêm thận, viêm bể thận, sỏi thận, ung thư thận; sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang; viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,… cũng thường có biểu hiện là đi tiêu ra máu kèm theo sốt cao, đau rát, buồn nôn.
  • Bệnh lý về máu: các bệnh như bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu khó đông…có thể khiến đi tiểu ra máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống ung thư… có thể kèm theo tác dụng phụ gây đi tiểu ra máu.

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu không chỉ là căn bệnh gây khó chịu, hoang mang mà còn gây ra nhiều hiểm hoạ nếu không được chữa trị kịp thời. Đối với trường hợp tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu, nếu không chữa sớm và đúng cách sẽ gây viêm nặng và viêm tới các bộ phận liên quan khác như thận, bàng quang…

Còn lại ở các trường hợp khác, đi tiểu ra máu là biểu hiện có những bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ bài tiết hoặc đường máu. Nếu không kịp thời kiểm soát bệnh, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng khác. 

Xem thêm: Tiểu buốt ở phụ nữ – Nguyên nhân và phòng tránh 

Đi tiểu ra máu – phòng bệnh hơn chữa bệnh

di-tieu-ra-mau-3

Uống đủ nước là cách dễ dàng để ngăn chặn đi tiểu ra máu. 

Đi tiểu ra máu là căn bệnh có khả năng tái phát cao vì vậy mỗi cá nhân đều nên biết cách phòng bệnh cơ bản. Những biện pháp này thường rất dễ dàng để thực hiện mỗi ngày thành một thói quen, từ đó ngăn chặn chứng đi tiểu ra máu gây khó chịu và tiềm ẩn nhiều hiểm hoạ, có thể kể đến như:

  • Uống đủ nước để lợi tiểu, bài tiết thường xuyên tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Mỗi người trưởng thành trung bình ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước tuỳ thể trạng. Đó có thể là nước lọc, nước canh, nước ép trái cây… (tránh nước ngọt đóng chai, rượu, bia…).
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên và đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Đặc biệt là ở phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và sát với hậu môn sẽ dễ nhiễm các bệnh về viêm đường tiết niệu hơn ở nam giới. Để khắc phục điều này, phụ nữ nên dùng các dung dịch vệ sinh có công dụng diệt khuẩn nhẹ nhàng và cân bằng PH, đồng thời lưu ý lau rửa từ trước về sau, từ hướng âm đạo tới hậu môn để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công đường tiết niệu.
  • Theo Giáo sư Kurt G. Naber (Đức), giao hợp là nguyên nhân của 75 – 90% nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ. Bởi vậy, sau khi quan hệ tình dục đối với cả nam và nữ đều nên đi tiểu và vệ sinh bộ phận sinh dục ngay sau đó. Bởi đây là thời điệu niệu đạo thường mở lớn tạo điều kiện cho vi khuẩn có điều kiện đi ngược lên. Đi tiểu kịp thời sau quan hệ sẽ giúp những vi khuẩn này sớm bị đào thải toàn bộ, ngăn chặn chúng gây bệnh.

Đối với trường hợp đã mắc chứng tiểu ra máu kèm theo những biểu hiện: nóng rát khi đi tiểu, thường xuyên mót tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt… điều đầu tiên cần làm là tới khám bệnh tại các cơ sở y tế để có kết luận cụ thể, tránh tự tiện chữa bệnh tại nhà sẽ dễ khiến bệnh không hề thuyên giảm mà còn trở nên nặng nề hơn.

Sau khi đã nắm chắc được nguyên nhân gây đi tiểu ra máu, nếu là do bệnh lý hoặc chấn thương thì cần thực hiện điều trị và kiểm soát bệnh dựa theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn nếu nguyên nhân là do viêm đường tiết niệu bạn có thể tiến hành chữa bệnh bằng tây y (thường là kháng sinh) hoặc bằng đông y với các thảo dược lành tính như: bông mã đề, râu ngô, củ sả, hoa cúc, kim ngân hoa, kim tiền thảo… Trong đó kim ngân hoa và kim tiền thảo có tác dụng

 

]]>
https://nieubao.vn/di-tieu-ra-mau-nguy-hiem-khong-3914/feed/ 0
Đi tiểu buốt thường xuyên, làm sao để chữa khỏi? https://nieubao.vn/cach-chua-di-tieu-buot-3905/ https://nieubao.vn/cach-chua-di-tieu-buot-3905/#respond Mon, 20 Feb 2017 07:02:05 +0000 https://nieubao.vn/?p=3905 Mỗi lần đi tiểu đều thấy đường tiết niệu rát, buốt như kim châm, nước tiểu đục đôi khi tiểu ra máu… khiến cho bạn luôn hoang mang, bứt rứt trong người. Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu trên, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị triệt để.

di-tieu-buot-1

Đi tiểu buốt gây cảm giác đau rát ở bụng dưới.

Dấu hiệu thường gặp khi mắc chứng đi tiểu buốt

Thường khi mắc bệnh tiểu buốt, ngoài cảm giác rát buốt ở bụng dưới, bạn còn có thể thấy cơ thể và nước tiểu có những dấu hiệu sau:

  • Bí tiểu, tiểu thành nhiều lần, vừa đi xong lại thấy mót tiểu và muốn đi tiếp.
  • Bụng dưới đau tức.
  • Vùng tiết niệu đau rát khi đi tiểu hoặc giao hợp.
  • Nước tiểu đục, có mùi khai nồng, đôi khi lẫn máu.
  • Có thể kèm theo sốt.

Nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu buốt

Nhiều người cho rằng cơ thể nóng trong gây ra tiểu khó, tiểu buốt. Nhưng trên thực tế, bạn có thể mắc phải chứng tiểu buốt do những nguyên nhân sau:

  • Viêm đường tiết niệu: đường tiết niệu là bộ phần rất nhạy cảm trên cơ thể và dễ bị tổn thương. Hằng ngày, có nhiều tác động sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiết niệu như: bơi tắm ở vùng nước không được khử trùng, va chạm mạnh làm trầy xước bộ phận sinh dục, đi vệ sinh không lau rửa sạch sẽ, tổn thương bộ phận sinh dục do bệnh phụ khoa ở nữ giới… Tất cả điều trên khiến cho vi khuẩn gây viêm, đặc biệt là khuẩn E.Coli (một loại vi khuẩn trong đường ruột) có cơ hội tấn công đường tiết niệu gây sưng viêm, tắc đường tiểu.
  • Sỏi ở thận, bàng quang, đường tiết niệu: khi nồng độ khoáng trong nước tiểu tăng cao, lâu ngày lắng đọng lại sẽ kết thành dạng sỏi ở hệ bài tiết, có thể ở bàng quang, thận hay đường tiết niệu. Nếu kích thước sỏi không đáng kể, nó sẽ tự đào thải qua nước tiểu. Nhưng trong trường hợp sỏi lớn, nó sẽ va chạm với đường tiết niệu gây cảm giác đau, buốt vùng lưng dưới và tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Thấp nhiệt: những người có cơ địa nhiệt (thường gọi là nóng trong) thường dễ mắc phải tiểu biết, tiểu rắt, nước tiểu vàng và mùi nồng. Kèm theo đó là các biểu hiện: háo khát, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, nhiệt miệng…
  • Bệnh xã hội: quan hệ tình dục không an toàn sẽ có thể phải mắc bệnh lậu, bệnh này có thể gây ra chứng tiểu buốt, khó tiểu kèm theo chảy mủ ở dương vật nam hoặc xuất hiện khí hư mùi hôi khó chịu ở âm đạo nữ.

di-tieu-buot-2

Sỏi ở thận, bàng quang hoặc đường tiết niệu gây tiểu buốt. 

Cách phòng ngừa và chữa trị dứt điểm chứng đi tiểu buốt

Khi thấy đi tiểu buốt, nhiều người thường coi nhẹ không khám chữa triệt để, nghĩ rằng bệnh sẽ dễ dàng thuyên giảm. Tuy vậy trong nhiều trường hợp kể từ khi có dấu hiệu tiểu buốt sẽ dần dẫn đến tiểu ra máu. Những vùng viêm từ đường tiết niệu cũng lây lan dần tới bàng quang và thận, gây viêm thận hoặc viêm bể thận cấp rất nguy hiểm. Vì vậy nếu bạn có mong muốn phòng ngừa chứng đi tiểu buốt thì có thể tiến hành phòng chống bệnh bằng cách:

  • Uống đủ nước để kích thích lợi tiểu mỗi ngày. Ưu tiên uống lọc và hạn chế các loại soda, nước ngọt đóng chai.
  • Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, đồ chiên rán…
  • Cung cấp vừa đủ lượng canxi cho cơ thể, tránh dư thừa sẽ khiến sỏi tiết niệu dễ dàng hình thành.
  • Khi đi vệ sinh cần lau rửa sạch sẽ. Đối với nữ giới lưu ý lau theo hướng từ âm đạo tới hậu môn để vi khuẩn trong đường ruột còn tồn tại ở hậu môn không có cơ hội tác động gây viêm đường tiết niệu.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, đồng thời quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh sạch sẽ sau quản hệ. Đảm bảo tránh lây nhiễm hoặc tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi ở đường tiết niệu.
  • Không nhịn tiểu lâu vì sẽ khiến lắng cặn gây ra sỏi.

Đối với trường hợp đã mắc chứng đi tiểu buốt, thường sẽ lựa chọn cách uống thuốc kháng sinh để khỏi ngay tức thì, chấm dứt cảm giác khó chịu bứt rứt trong người. Tuy vậy đây là phương cách gây ra nhiều tác dụng phụ như kháng kháng sinh gây sốc phản vệ rất nguy hiểm. Hơn nữa, kháng sinh làm giảm ngay tức thì các triệu chứng tiểu buốt, dễ khiến người bệnh có tâm lý coi thường, không uống thuốc đủ liều, từ đó dễ gây tái phát.

Tin vui là, ngoài kháng sinh thì các bài thuốc dân gian với các dược liệu dễ kiếm như: bí xanh, sắn dây, rau má, râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề, củ sả… cũng có công dụng chữa khỏi chứng đi tiểu buốt nếu kiên trì sắc uống trong khoảng tầm 10 ngày đổ lại. Còn nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh, bạn có thể tìm hiểu sử dụng dược liệu Kim Ngân Hoa với tác dụng như một loại khánh sinh tự nhiên lành tính, kết hợp cùng với Kim Tiền Thảo giúp mở rộng cơ trơn đường niệu, thanh nhiệt giải độc… từ đó cho công dụng giảm viêm, lợi tiểu tức thì đồng thời ngăn chặn triệt để chứng đi tiểu buốt quay trở lại làm phiền bạn.

Với dược tính vượt trội, hai dược liệu Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo đã được đưa vào điều chế để sản xuất các sản phẩm thuốc chữa bệnh trong y học. Trên thị trường hiện nay, chúng được kết hợp và ứng dụng vào sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Niệu Bảo. Đây là sản phẩm lành tính, có tác dụng nhằm tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính. Không chỉ vậy, trong Niệu bảo còn chứa  ImmuneGamma giúp giải pháp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt ở các khu vực như niêm mạc ruột, niêm mạc mũi, niêm mạc niệu đạo … nhằm ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu, xoá tan nỗi lo âu cho cả trường mắc chứng viêm đường tiết niệu mãn tính.

di-tieu-buot-3

Sản phẩm Niệu Bảo chữa tiểu buốt nhanh chóng, hiệu quả. 

Cảm giác đi tiểu khó chịu đau rát như kim châm đi kèm bứt rứt mót tiểu cả ngày dài chắc hẳn sẽ khiến bạn rất phiền lòng và mệt mỏi nếu mắc phải. Vì vậy, bạn hãy lưu ý phòng ngừa chứng tiểu buốt đồng thời ghi nhớ thông tin về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Niệu Bảo để kịp thời chữa trị nếu mắc phải. Kịp thời trang bị kiến thức về bệnh ngay hôm nay, chính là chìa khoá giúp bạn duy trì một sức khoẻ bền vững, đẩy lùi nhanh chóng chứng bệnh viêm đường tiết niệu!

]]>
https://nieubao.vn/cach-chua-di-tieu-buot-3905/feed/ 0
Nước tiểu có mùi hôi: Bệnh gì? https://nieubao.vn/nuoc-tieu-co-mui-hoi-benh-gi-3898/ https://nieubao.vn/nuoc-tieu-co-mui-hoi-benh-gi-3898/#comments Tue, 07 Feb 2017 03:04:46 +0000 https://nieubao.vn/?p=3898 Chào bác sĩ!

Tôi tên là Bùi Thùy Linh, 36 tuổi đang sống và làm việc tại Quảng Nam. Thời gian gần đây tôi đi tiểu nước tiểu có mùi hôi. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có bị bệnh gì không? Xin cảm ơn!

nuoc tieu mui hoi

Trả lời:

Chào chị Linh!

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi

Bình thường nước tiểu vô trùng và gần như không mùi hoặc hơi khai. Nhưng do một số lý do mà nước tiểu có thể thay đổi mùi vị như chế độ ăn uống, dùng thuốc…

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu thường là dấu hiệu cảnh báo những bất thường xảy ra ở đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo do lậu, do chlamydia hay do dùng các thuốc điều trị tiểu đường, vitamin B, vitamin C….

Tuy nhiên, ngoài bất thường về mùi nước tiểu chị cần miêu tả cụ thể hơn về màu sắc của nước tiểu có gì bất thường không? Số lần tiểu tiện trong ngày như thế nào? Khi đi tiểu có cảm giác bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt, đau tức vùng bụng dưới, có bị sốt hay không?

Do đó, chị nên đi tới các cơ sở y tế uy tín tin cậy và làm xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm liên quan để được chuẩn đoán chính xác từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, chị nên chú ý một số điều sau:

  • Uống nước đều đặn, vừa đủ để giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên uống quá nhiều nước có thể dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát. Nên uống hơn 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế uống nhiều vào buổi tối để không mắc tiểu đêm.
  • Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, trà, coca, hạn chế các loại đồ uống có ga
  • Giữ vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, tránh các hóa chất tác động đến “vùng kín”, vệ sinh sau khi giao hợp
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ

Mùi nước tiểu có thể nói lên một số bệnh lý, chị có thể tham khảo thêm thông tin này để có kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình:

Mùi nước tiểu nói lên điều gì?

Các nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi lạ, cụ thể:

Do uống ít nước

Nếu uống ít nước, nước tiểu có màu vàng và hơi khai, do đó mỗi người cần uống đủ nước mỗi ngày. Nếu uống quá ít nước sẽ dẫn tới hiện tượng nước tiểu rất đặc và khai.

Do thuốc

Mùi nước tiểu ảnh hưởng rất lớn từ mùi vị của thuốc, các thuốc uống hay tiêm các loại Penicillin, Ampicillin… thấy mùi rất đặc trưng.

Mùi vị thức ăn

Mùi vị của thức ăn có thể được bài tiết ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Ví dụ, khi ăn măng, nước tiểu sẽ có mùi rất nồng.

Các nguyên nhân trên đều bình thường, mọi người chỉ cần uống nhiều nước hoặc sau điều trị thuốc, sau khi ăn thức ăn  bị đào thải hết nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Nhưng mùi nước tiểu trong một số trường hợp là dấu hiệu của các bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe:

Do nhiễm trùng đường tiểu

Nước tiểu có mùi hôi kèm theo các triệu chứng như đau tức bụng dưới, đau buốt mỗi khi đi tiểu…là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh chui vào lỗ tiểu và phát triển hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.

Các loại nhiễm trùng đường tiểu:

  • Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm trùng niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ.
  • Viêm bàng quang: là nhiễm trùng đường tiểu phổ biến nhất gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu máu.
  • Viêm thận-bể thận cấp: do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Nếu không có sự can thiệp của bác sĩ có thể dẫn tới suy thận và tử vong.

Trên đây chúng tôi giải đáp thắc mắc của chị Linh cũng như cung cấp một số thông tin hữu ích. Chúc chị và gia đình luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Nước tiểu đục – Nguyên nhân do đâu?

]]>
https://nieubao.vn/nuoc-tieu-co-mui-hoi-benh-gi-3898/feed/ 4
Khó tiểu, bí tiểu – Nguyên nhân, cách trị? https://nieubao.vn/kho-tieu-nguyen-nhan-cach-tri-3893/ https://nieubao.vn/kho-tieu-nguyen-nhan-cach-tri-3893/#respond Tue, 07 Feb 2017 02:16:45 +0000 https://nieubao.vn/?p=3893 Tình trạng khó tiểu làm cho người bệnh rất khó chịu, nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang mà không thoát ra ngoài được. Nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tình huống này nhé.

kho tieu

Thế nào gọi là khó tiểu?

Bình thường nước tiểu có từ 250 – 800ml sẽ gây ra kích thích buồn đái, lưu lượng nước tiểu khoảng 20ml/giây. Nhưng ở những người khó tiểu, đái khó có biểu hiện như:

  • Thời gian của một bãi đái kéo dài
  • Đái khó lúc ban đầu, phải cố rặn mới đái được, đến khi đái được nước tiểu thường rất chậm
  • Có khi đái khó toàn bãi, phải ráng sức rất nhiều trong suốt thời gian đái

Cần quan sát xác định xem có phải chờ quá 30 giây mới thấy xuất hiện dòng nước tiểu đầu không, có phải rặn trong suốt thời gian đi tiểu hay không hay chỉ là lúc đầu của bãi đái. Dòng nước tiểu có liên tục hay bị ngắt quãng hay không, sau khi đi tiểu xong có cảm giác dễ chịu vì đái hết không?…

Nguyên nhân gây khó tiểu

Nguyên nhân chung

  • Một trong nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó tiểu là do các tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống.
  • Tình trạng khó tiểu do chấn thương có vỡ xương chậu
  • Sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang
  •  Các bệnh ở vùng bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cúng cổ bàng quang… hoặc do viêm nhiễm lâu ngày.

Nguyên nhân ở nữ giới

Ở nữ giới còn gặp một số nguyên nhân khác như:

Nguyên nhân ở nam giới

Bên cạnh các nguyên nhân chung, ở nam giới bị tiểu khó do một số nguyên nhân như:

  • Sỏi bàng quang hoặc niệu đạo
  • Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt ở người già
  • Chấn thương niệu đạo
  • Chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo

Nếu xuất hiện hiện tượng tiểu khó kéo dài bạn nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám bác sĩ cho bạn làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm, xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh.

Cần làm gì khi gặp tình trạng khó tiểu?

Mọi trường hợp khí tiểu cần phải đưa tới bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Trường hợp khó tiểu kèm theo bị sốt, bị đau hoặc bí tiểu hoàn toàn cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Khi khám bệnh, bác sĩ chú ý tìm xem có phải bệnh nhân bị tắc ống đái hoặc bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo hay không.

Nếu người bệnh bị khó tiểu kèm đau bụng dữ dội thì có thể  do tuyến tiền liệt bị xung huyết và chèn vào ống đái. Ung thư tuyến tiền liệt cũng vậy đều phải cấp tốc dùng biện pháp thông tiểu cho người bệnh.

Nếu người bệnh có cảm giác nóng rát ở ống tiểu và buồn đi tiểu luôn thì ống tiểu (niệu đạo) có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Đôi khi cảm giác này có thể do nguyên nhân hoàn toàn tâm lý (hay gặp ở phụ nữ).

Đối với nam giới, nhưng hiện tượng như đi tiểu nhiều lần kể cả ngày và đêm, tia nước tiểu yếu, muốn đi tiểu nhưng không tiểu ngay được, phải rặn một lúc và rặn thêm lúc cuối để đi hết được đều có thể do nguyên nhân từ tuyến tiền liệt hoặc từ cổ bàng quang.

Tất cả người bệnh bị khó tiểu cần được xét nghiệm chuyên khoa niệu đạo để biết rõ tình trạng niệu đạo và bàng quang (xem có xuất hiện sỏi, u, ung thư…) Riêng đối với phụ nữ chú ý tới các bệnh lý về tử cung, vùng chậu.

Bệnh bí tiểu, khó tiểu cần điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu cứ để tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và gây suy thận. Lúc đó sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Món ăn tốt cho người bị khó tiểu

Khó tiểu do nhiều nguyên nhân gây nên, bên cạnh việc điều trị người bệnh nên dùng một số món ăn có tác dụng bổ mát thông tiểu dưới đây:

1. Lẩu cá lóc (cá quả) rau đắng

Nguyên liệu: Cá lóc, rau đắng, hoa chuối, rau om, hành, ngò gai gia vị vừa đủ nấu canh ăn…

Công dụng:  Món này tác dụng thanh can khai uất lợi thấp nhiệt, chữa tiểu buốt, dắt, tiểu khó.

2. Canh atiso thịt vịt

Nguyên liệu: Bông atiso tươi, thịt vịt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Công dụng: Món này tác dụng thanh thấp nhiệt, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó và mụn nhọt, các chứng liên quan đến thấp nhiệt.

3. Canh cá trắm rau cải

Nguyên liệu: Cải bẹ trắng, thịt cá trắm luộc lấy thịt chao mỡ hành cho thơm, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn…

Công dụng: Món ăn tác dụng kiện tỳ khai uất, thanh thấp nhiệt, trị tiểu khó, đau tức hông sườn, ho đàm do nhiệt uất.

4. Cà bung ốc chuối

Nguyên liệu: Cà tím, lá lốt, thịt ốc nhồi, hành lá, tía tô, thì là, gia vị vừa đủ nấu ăn. Hành hoa, tía tô gia vị kiện tỳ khai vị  thông ứ, giúp ăn ngon…

Công dụng: Tác dụng của món ăn này giúp thanh can khai uất, thông tiểu tiện, trị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.

5. Canh cua rau nhút

Nguyên liệu: Rau nhút, khoai sọ, thịt cua đồng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên…

Công dụng: Món canh ngon bổ, tác dụng thanh thấp nhiệt dưỡng huyết, phòng trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.

6. Canh mướp đắng nhồi thịt

Nguyên liệu: Mướp đắng, thịt ngan băm, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh can, lợi tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó, mụn nhọt.

7.Canh hến nấu chua

Nguyên liệu: Thịt hến, dọc mùng, dứa, đậu bắp, rau ngổ, gia vị vừa đủ nấu ăn…

  • Thịt hến tác dụng dưỡng huyết, mát can giải độc, lợi tiểu…
  • Dứa thanh nhiệt, tiêu thực, lợi tiểu…
  • Cà chua dưỡng âm, thanh nhiệt…
  • Đậu bắp, dọc mùng thanh thấp nhiệt, thông tiểu…

Công dụng: Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu đàm chữa chứng tiểu buốt, tiểu dắt, gan nhiệt.
Lưu ý: Ngoài các món ăn trên người bệnh tăng cường dùng các thực phẩm như rau mã đề, cần tây, củ cải, cải xoong, mướp hương, diếp cá, rau dền, dưa chuột, khèo nèo, núc nác, rau càng cua, rau dền, rau diếp, ý dĩ…; đâu đỏ, đậu xanh, bưởi, na, dưa bở, chanh, sơ ri…; cá trắm, thịt gà trống, ngao, trai… đều là vị có tác dụng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu tiện phòng trị chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó. Bên cạnh đó, hạn chế các món ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng.. thịt chó, thịt dê, thịt chim, các loại thịt cá khô mặn, cà phê, thuốc lá, thuốc lào nên hạn chế…

Bài thuốc dân gian chứa chứng khó tiểu, bí tiểu

Với tình trạng bí tiểu, khó tiểu dân gian có nhiều bài thuốc đơn giản nhưng hiệu nghiệm, bạn đọc có thể tham khảo:

Bài 1: Củ sắn dây

san day

Cách làm: Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

Bài 2: Bầu đất, râu ngô, mã đề

  • Bầu đất 30g
  • Râu ngô 20g
  • Mã đề 20g

Cho tất cả vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.

Bài 3: Búp tre, rau má

  •  Búp tre 20g
  •  Rau má 20g

Hai loại trên để tươi sau đó rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.

Bài 4: Hoa súng

  • Hoa súng 15g
  • Râu ngô 15g
  • Rễ cỏ tranh 10g
  • Rau má 10g
  • Rau diếp cá 10g

Cho tất cả vào ấm đổ 550 ml nước sắc còn 250 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 10 ngày.

Bài 5: Kim tử anh

  • Kim anh tử 1,5kg
  • Đường trắng vừa đủ dùng

Cách làm: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.

Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng

  • Lá bìm bìm tươi 50g
  • Lá mảnh cộng tươi 50g

Cách làm như sau: Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.

Bài 7: Rễ cỏ tranh

  • Rễ cỏ tranh
  • Râu ngô
  • Bông mã đề
  • Củ sả
  • Đậu đen

Cách làm: Cho tất cả vị trên với lượng bằng nhau, rửa sạch phơi khô sau đó cho vào ấm đổ 550 ml nước sắc tới khi còn 250 ml. Chia 2 lần trong ngày, dùng trong 1 tuần.

Bài 8: Bồ công anh

  • Bồ công anh
  • Mã đề
  • Rau má
  • Râu ngô
  • Cam thảo dây
  • Mía dò
  • Rễ cỏ tranh

Lấy lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng  trong 1 tuần.

Bài 9: Mề gà

me ga

Cách làm: Lấy 20 cái kê nội kim (mề gà) lột lấy lớp da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán thành bột mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội.

Người bệnh có thể ăn thêm các loại hoa quả như cam chanh, đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn đồ ăn cay nóng gia vị như ớt, tiêu…

Bài 10: Bí xanh

bi xanh

Có hai cách như sau:

  • Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống
  • Gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước

Dùng trong 10 ngày.

Xem thêm:

Viêm niệu đạo – Những kiến thức hữu ích

Cùng tìm hiểu về viêm đường tiết niệu

]]>
https://nieubao.vn/kho-tieu-nguyen-nhan-cach-tri-3893/feed/ 0
Nước tiểu sậm màu do đâu? https://nieubao.vn/nuoc-tieu-sam-mau-do-dau-3745/ https://nieubao.vn/nuoc-tieu-sam-mau-do-dau-3745/#comments Mon, 31 Oct 2016 04:10:49 +0000 https://nieubao.vn/?p=3745 Nước tiểu sậm màu làm người bệnh cảm thấy khá lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Nguyên nhân do đâu xảy ra tình trạng này? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên mà khá nhiều độc giả gửi về.

Cơ chế hoạt động của nước tiểu

Hệ đường tiết niệu trong cơ thể người có vai trò khá quan trọng, đảm nhận việc bài tiết nước tiểu của cơ thể ra bên ngoài.

Quá trình thải nước tiểu như sau: Thông qua quá trình lọc của thận, nước tiểu xuất phát từ tiểu cầu thận đi qua ống thận, qua vùng xượng chậu, ống dẫn nước tiểu và tới bàng quang. Nước tiểu ra bàng quang còn phải qua cơ vòng niệu đạo. Đối với nam giới, nước tiểu còn phải đi qua tuyến tiền liệt mới có thể bài tiết ra ngoài cơ thể.

mau_nuoc_tieu

Nguyên nhân khiến nước tiểu sậm màu

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt nhưng khi cơ thể có vấn đề màu nước tiểu có thể thay đổi. Nếu nước tiểu có màu đục như sữa là do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Bệnh vàng da

Triệu chứng phổ biến của bệnh vàng da là nước tiểu có màu vàng sậm, gây ra bởi sự hình thành sắc tố da cam trong cơ thể. Thông thường, lượng hồng cầu sẽ chuyển thành sắc tố da cam, sau đó bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên do mức độ bất thường của sắc tố da cam trong máu nên làm tăng màu sậm nước tiểu.

Do mất nước

Khi lượng nước không đủ cung cấp cho cơ thể làm nước tiểu bị cô đặc và trở nên sậm màu. Do đó, chỉ cần cung cấp đủ lượng nước là nước tiểu sẽ nhạt màu.

Do uống thuốc

Nếu bạn đang điều trị một số bệnh lý và dùng loại thuốc như rifampin và warfarin, nước tiểu sẽ chuyển màu đậm. Ngoài ra, nếu uống vitamin cũng làm đổi màu nước tiểu. Trường hợp này không đáng lo ngại, do màu nước tiểu là màu chứa trong thuốc được thải ra.

Do một số loại thực phẩm

Nếu bạn ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó như củ dền, quả mâm xôi đen hoặc đậu tằm sẽ làm đổi màu nước tiểu. Đó là do trong các thực phẩm này có chứa màu tự nhiên như anthocyanins và curcumins hoặc màu thực phẩm nhân tạo. Tuy vậy, sự đổi màu nước tiểu này không ảnh hưởng sức khỏe.

Do thiếu máu

Ở vài dạng bệnh thiếu máu như thiếu máu tan huyết sẽ làm nước tiểu có màu đỏ hoặc màu tối lẫn ít máu. Đây là biến chứng nghiêm trọng, cần phải đi khám bác sĩ sớm.

Alkaptonuria – rối loạn enzyme

Đây là chứng bệnh di truyền hiếm gặp gây ra bởi sự tích tụ axít homogentisic trong cơ thể. Trong trường hợp này, cơ thể không thể chuyển hóa axít amin tyrosine, do sự thiếu hụt enzyme. Sự tích tụ axit homogentisic làm nước tiểu có màu nâu đậm.

Do chứng rối loạn gan

Màu nước tiểu sậm và hơi đục là một trong các triệu chứng chủ yếu của rối loạn gan, bao gồm viêm gan cấp tính do vi-rút, xơ gan hoặc suy gan, làm thải ra quá nhiều sắc tố da cam trong nước tiểu.

Các rối loạn sức khỏe khác

Một số rối loạn khác như có lượng canxi trong máu cao bất thường và rối loạn về thận cũng có màu nước tiểu sậm. Trong vài trường hợp, việc nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận cũng làm nước tiểu hơi sậm màu.

Do bệnh ung thư

Trong vài trường hợp nghiêm trọng hiếm thấy, màu nước tiểu sậm cũng là dấu hiệu quan trọng báo hiệu vài loại bệnh ung thư như ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, khối u ác tính trong bệnh ung thư da cũng gây ra sự bất thường về màu sắc nước tiểu.

]]>
https://nieubao.vn/nuoc-tieu-sam-mau-do-dau-3745/feed/ 2